(HBĐT) - Công tác dân vận là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến tất cả mọi người dân. Những năm qua, các tổ chức hội đặc thù đã lồng ghép và triển khai, thực hiện có hiệu quả các mô hình dân vận khéo (DVK), góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trên địa bàn.


Người dân thành phố Hòa Bình hưởng ứng hoạt động hiến máu tình nguyện do Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp tổ chức.

Nhằm góp phần tích cực cùng hệ thống chính trị thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã nỗ lực triển khai các phong trào, cuộc vận động (CVĐ) và đạt được những kết quả tích cực. Năm 2020, thực hiện phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, Hội đã huy động và tặng 27.142 suất quà, trị giá 11,67 tỷ đồng, vượt 83% kế hoạch T.Ư Hội giao; gúp đỡ, chăm nuôi 140 địa chỉ nhân đạo trong khuôn khổ CVĐ "Mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”. Hưởng ứng Tháng nhân đạo, Hội tặng quà, trao bò sinh sản, sửa chữa nhà ở… trợ giúp cho 11.521 lượt người với trị giá 3,1 tỷ đồng. Chung tay cùng các cấp, ngành phòng, chống dịch Covid-19, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, Hội tham gia cấp phát khẩu trang, xà phòng miễn phí, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho 28.040 lượt người dân, trị giá trên 910 triệu đồng. Tiếp tục thực hiện mô hình "Bữa ăn chia sẻ”, trong năm, các cấp Hội đã cấp phát 9.303 suất cơm cho người nghèo ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Trong điều kiện khó khăn vì dịch bệnh, Hội CTĐ tỉnh đã tích cực kết nối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 20 cuộc hiến máu tình nguyện, thu hút trên 14.200 lượt người tham gia, tiếp nhận được 7.908 đơn vị máu để góp phần cứu người bệnh.

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài, nâng cao dân trí… trong năm qua, Hội Khuyến học tỉnh tích cực vận động, xây dựng các mô hình học tập. Theo đó, 163.240 gia đình học tập; 1.377 dòng họ học tập; 1.318 cộng đồng học tập ở thôn, xóm; 651 đơn vị học tập do cấp xã quản lý được công nhận. Hội đã triển khai thử nghiệm xây dựng mô hình "Công dân học tập” thu hút 1.600 người tham gia, tạo được những hiệu ứng tích cực. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, Hội huy động được trên 34,7 tỷ đồng, cùng với nguồn quỹ kết dư, Hội đã tặng 122.897 suất học bổng cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập tốt; khen thưởng, hỗ trợ 3.476 giáo viên có thành tích trong giảng dạy, có nhiều đóng góp cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Với lực lượng hội viên trên 106.700 người, trong đó trên 40 nghìn hội viên vẫn trực tiếp tham gia phát triển kinh tế tại gia đình, địa phương; trên 6.700 hội viên tham gia công tác xã hội như: Trưởng các ban, ngành, đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng bản…, Hội Người cao tuổi tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia các phong trào, CVĐ, nhằm phát huy vai trò người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền kinh nghiệm cho thế hệ trẻ phát triển kinh tế…

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 4.200 mô hình DVK thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị, trong đó phần nửa các mô hình có sự đóng góp xây dựng của các tổ chức Hội đặc thù. Đó là những dấu ấn đáng được khích lệ và phát huy như nhận định của đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh: "MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp đã thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, điển hình DVK, đưa công tác dân vận đi vào chiều sâu chất lượng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, tạo nền tảng để Hòa Bình vươn tầm phát triển".


Thúy Hằng

(Hội Nhà báo tỉnh)


Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục