(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, trong 5 năm qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã tổ chức 126 cuộc tiếp xúc, đối thoại (TX, ĐT) trực tiếp với Nhân dân theo hình thức hội nghị riêng. Trong đó, cấp huyện tổ chức 16 cuộc, cấp xã tổ chức 110 cuộc.

 


Cán bộ Hội Phụ nữ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đi cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, Nhân dân cũng như các vấn đề phát sinh tại cơ sở.

Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn huyện được biết, việc TX, ĐT được các cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, MTTQ, đoàn thể CT-XH, doanh nghiệp, trường học tổ chức thông qua hội nghị cán bộ, công chức, hội nghị người lao động, tiếp xúc trực tiếp… Một số cơ quan, đơn vị có nhiều hình thức phong phú trong thực hiện quy chế TX, ĐT với Nhân dân, phù hợp điều kiện của cơ quan, đơn vị; gắn việc tiếp xúc, lắng nghe những phản ánh, kiến nghị của Nhân dân với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từ đó tham mưu giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tổ chức TX, ĐT để nắm bắt, giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong Nhân dân. 

Trong 5 năm qua, đã có 303 ý kiến tại 16 cuộc TX, ĐT cấp huyện được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp thu. Các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân mong muốn cấp trên quan tâm, sâu sát, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân; cán bộ, đảng viên cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm đối với dân; thường xuyên giới thiệu quần chúng ưu tú đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng để kết nạp thêm đảng viên mới… Đối với lĩnh vực KT-XH, các ý kiến chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; về đơn giá bồi thường, cấp đất tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ô nhiễm môi trường; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; tác phong, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp...

Người dân cũng đã có nhiều ý kiến, kiến nghị, đề xuất về việc thực hiện chế độ, chính sách như: Nâng cao mức vay vốn đối với hộ nghèo, mở rộng vay vốn đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; có chế độ đối với thế hệ thứ 3 của người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc hóa học; công tác đào tạo, dạy nghề cho người lao động; chính sách BHYT… Ý kiến về lĩnh vực ANTT: Tình hình gia tăng tai - tệ nạn xã hội như: Ma túy, cờ bạc, lô đề, trộm cắp vặt, lừa bán đa cấp, hát karaoke quá giờ quy định; tình hình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, xe chở quá tải gây hư hỏng đường giao thông…

Các ý kiến, kiến nghị, đề xuất tại các cuộc TX, ĐT đều được lãnh đạo tiếp thu, giải trình, giải quyết ngay tại hội nghị theo thẩm quyền. Những vấn đề cần xác minh làm rõ, hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết được tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định. Kết thúc mỗi cuộc đối thoại ban hành thông báo kết luận của người chủ trì hội nghị, trong đó giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan có giải pháp khắc phục, giải quyết các kiến nghị chính đáng của Nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả TX, ĐT với cấp có thẩm quyền.

Đồng chí Bùi Văn Kía, Phó Bí thư TT Huyện ủy khẳng định: Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của đảng viên, qua đó nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo; đổi mới phong cách, tác phong công tác theo hướng gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại với Nhân dân. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt trong công việc, "nói đi đôi với làm”; thực hành nêu gương trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Sau khi TX, ĐT, các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ, tổ chức CT-XH và các cơ quan chuyên môn hiểu, ý thức rõ hơn trách nhiệm trước Nhân dân về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công, đưa ra các giải pháp hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển chung của huyện.

                                                                         Dương Liễu


Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục