(HBĐT) - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của BCH T.Ư Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (NQ 26) xác định rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương: Từ 15 - 20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi, từ 25 - 35% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; từ 20 - 25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện dưới 40 tuổi. Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã: 100% có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.


Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành làm việc tại khu công nghiệp Lương Sơn để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện "mục tiêu kép".

Những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tỉnh được quan tâm kiện toàn đảm bảo số lượng, chất lượng nâng lên rõ rệt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, còn có tình trạng mất cân đối về chuyên ngành đào tạo trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ tỉnh đến huyện; chất lượng, hiệu quả công việc chưa tương xứng với trình độ đào tạo, chưa thực sự đề cao tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chưa có nhiều cán bộ có tư duy, tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển KT-XH, nhất là khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đặc biệt, việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy về công tác cán bộ ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn chậm và thiếu tính chủ động; tỷ lệ nữ, trẻ, cơ cấu 3 độ tuổi trong quy hoạch ở một số đơn vị còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐT, BD) cán bộ trong quy hoạch có lúc chưa chủ động, kịp thời, có nơi thiếu hụt cán bộ, một số nơi chưa quan tâm tạo nguồn, ĐT, BD cán bộ trẻ, nữ, dân tộc; công tác luân chuyển, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ có địa phương còn thiếu đồng bộ...

Xuất phát từ thực trạng trên, Tỉnh ủy, BTV Tỉnh uỷ luôn quan tâm, chăm lo; coi công tác ĐT, BD cán bộ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng. Nhiều cấp ủy, cơ quan, đơn vị chủ động cử cán bộ, công chức đi ĐT, BD; nhiều cán bộ, đảng viên tự giác, tích cực tham gia các khoá ĐT, BD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã có 90 lượt cán bộ được cử đi ĐT, BD ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước (đào tạo thạc sĩ 12 đồng chí; bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn 69 lượt cán bộ; bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ 9 cán bộ). Từ năm 2016 - 2021, cử 178 cán bộ đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị (LLCT) tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực I; phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực I mở 4 lớp cao cấp LLCT hệ không tập trung tại Trường Chính trị tỉnh với 353 học viên; cử 47 cán bộ tham gia lớp hoàn chỉnh kiến thức cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực I; cử 25 cán bộ đi học đại học chính trị...

Đến thời điểm hiện nay, cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý ở cấp tỉnh có trình độ chuyên môn thạc sĩ trở lên chiếm 49,13%; đại học chiếm 50,87%; cao cấp, cử nhân LLCT đạt 100%. Cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý ở cấp huyện có trình độ thạc sĩ và trên thạc sĩ chiếm 37,67%; đại học chiếm 63,33%; cao cấp, cử nhân LLCT đạt 100%. Cán bộ lãnh đạo cấp phòng ở cấp tỉnh có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 33,77%; đại học chiếm 66,23%; cao cấp, cử nhân LLCT chiếm 58,21%, trung cấp chiếm 39,8%. Cán bộ lãnh đạo cấp phòng ở cấp huyện thạc sĩ chiếm 16,49%; đại học chiếm 82,93%; cao cấp, cử nhân LLCT chiếm 60,3%, trung cấp chiếm 36,1%.

Nhiệm kỳ 2015-2020, BTV Tỉnh ủy đã xây dựng đề án "Đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025". Trên cơ sở đó, đã mở 2 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 180 đồng chí là cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý, 1 lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý của tỉnh giai đoạn 2015 - 2025, 2020 - 2025 cho 88 đồng chí.

Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy cho biết: Từ ngày 1 - 3/10/2021, BTV Tỉnh uỷ đã phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho 305 cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý với các chuyên đề: Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới; tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay; quản trị thực thi mục tiêu phát triển địa phương trong trạng thái bình thường mới; chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; quá trình chuyển đối số quốc gia và thực tiễn địa phương. Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức dành cho cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý năm 2021 nhằm củng cố kiến thức, tăng cường năng lực thực tiễn để các đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại, được trau dồi, cập nhật kiến thức mới, đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu của chức danh lãnh đạo, quản lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhất chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tỉnh cũng đặt mục tiêu thực hiện NQ 26, phấn đấu đến năm 2030, xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng. Cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ. 


Dương Liễu

Các tin khác


Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí

Chiều 15/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề "Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, với sự điều phối của nhà báo Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chính trị-Xã hội, Báo Nhân Dân.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 2: Vì sao dễ đánh mất mình?

Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 1: Kiếm tiền theo kiểu... bất chấp

Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục