Bộ phim tài liệu "Mùa đông năm 1991" phân tích về sự tan rã của Liên Xô - sự kiện được coi là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ XX”, gồm 10 tập do đơn vị Media 21 và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh hợp tác sản xuất, sắp được công chiếu liên tục từ ngày 17 đến 26/12 trên kênh HTV9.



Ảnh cắt từ trailer bộ phim tài liệu "Mùa đông 1991" nói về sự tan rã của Liên Xô.

Thay mặt nhóm đạo diễn, PGS, TS Bùi Chí Trung cho biết, bộ phim tài liệu "Mùa đông năm 1991” gồm 10 tập nói về sự kiện 30 năm Liên Xô tan rã - cơn địa chấn chính trị chấn động thế kỷ XX (25/12/1991-25/12/2021).

Sự kiện Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) tan rã diễn ra đã tròn 30 năm, nhưng trên phạm vi toàn thế giới, các phương tiện truyền thông đại chúng, các mạng xã hội vẫn đề cập đến sự kiện này với một sự chú ý đáng kinh ngạc.

Trong suốt 3 thập kỷ qua, cơ quan nghiên cứu xã hội học có uy tín hàng đầu nước Nga - Trung tâm Levada thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát xã hội qua từng năm. Kết quả cho thấy, Lenin và Stalin là hai cái tên luôn nằm trong danh sách 4 nhân vật được bầu chọn nhiều nhất cho vị trí nhân vật nổi bật nhất trong toàn bộ lịch sử đất nước.

Thậm chí, trong những năm gần đây, hai vị lãnh tụ Liên Xô này còn thường xuyên dẫn đầu danh sách với một tỷ lệ ủng hộ cách biệt so với phần còn lại. Tỷ lệ ủng hộ hệ thống chính trị kiểu Liên Xô của người Nga cũng có xu hướng gia tăng, chiếm tới 49% vào năm 2021, trong khi tỷ lệ ủng hộ cho mô hình tự do dân chủ kiểu phương Tây chỉ chiếm 16%.

Liên bang Nga hiện nay không còn là một nước xã hội chủ nghĩa nữa, nhưng những kết quả thăm dò dư luận này vẫn là minh chứng về tình cảm và thái độ của nhân dân với những ưu việt và tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội.

"Rõ ràng, nhân dân không hề từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà sự phản bội mang tính chất quyết định của một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã tước đoạt đi chế độ xã hội chủ nghĩa ở đất nước này. Việc sửa đổi điều 6 Hiến pháp Liên Xô năm 1990 cũng do chính lực lượng này chủ trì, không một thế lực thù địch bên ngoài nào có khả năng thực hiện được điều đó”, PGS, TS Bùi Chí Trung nhấn mạnh.

Theo PGS, TS Bùi Chí Trung, năm 1990, khi ê-kíp của Mikhail Gorbachev lập ra chức vụ Tổng thống Liên Xô để thay thế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản nắm giữ chức vụ Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang của Liên Xô, khi đó Đảng Cộng sản Liên Xô đã tự mình đoạn tuyệt với quân đội Liên Xô.

Đảng mất đi quyền kiểm soát quân đội cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc chính biến ngày 19/8/1991, khi Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp cố gắng loại bỏ Mikhail Gorbachev để cứu lấy Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xô viết.

Sau sự thất bại của cuộc chính biến 19/8/1991, Đảng Cộng sản bị cấm hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cũng bị giải tán, đó chính là dấu chấm hết cho Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết sau 74 năm tồn tại.

Liên Xô tan rã là một tai họa cho nhân dân Liên Xô cũng như thế giới. Đó không chỉ là nhận định riêng của những người cộng sản. Mikhail Gorbachev đã phải thú nhận trong hồi ký của mình rằng: "Đó thực sự là một bi kịch - một bi kịch đối với đa số công dân Xô viết … Việc giải thể Liên bang đã làm thay đổi triệt để tình hình ở châu Âu và thế giới, phá vỡ sự cân bằng địa chính trị, làm suy yếu khả năng thực hiện nhiều phong trào tiến bộ đang diễn ra trong nền chính trị thế giới vào cuối năm 1991”.

Tổng thống đương nhiệm của Liên bang Nga, nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong nền chính trị Nga đương đại, ông Vladimir Putin cũng đã có một tổng kết nổi tiếng trên toàn thế giới: "Liên Xô sụp đổ là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ XX”.

PGS, TS Bùi Chí Trung cho biết, nhân dịp 30 năm sự kiện Liên Xô sụp đổ, nhóm thực hiện dự án phim muốn thông qua bộ phim để hệ thống hóa, xâu chuỗi các sự kiện, từ đó phân tích để đưa ra những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi, như: Vì sao Liên Xô sụp đổ? Những bài học gì của sự kiện trải qua 30 năm vẫn còn nguyên vẹn giá trị?...

Đặc biệt, bộ phim sử dụng rất nhiều tư liệu quý lần đầu tiên được công bố, nhóm làm phim đã tỏa đi nhiều mũi cả ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các phỏng vấn độc quyền chứng nhân lịch sử, các chuyên gia, học giả và nhiều nhân vật có liên quan đến sự kiện.

Bộ phim tài liệu 10 tập "Mùa đông năm 1991” do Media 21 và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác sản xuất, được công chiếu liên tục từ ngày 17 đến 26/12/2021 vào khung giờ vàng 20 giờ 45 mỗi ngày trên kênh HTV9. 


                                      Theo Nhandan

Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục