(HBĐT) - Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên trì thực hiện chính sách bình đẳng phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tại điều 5, Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung và được thiết kế thành 4 khoản:

 

Điều 5 (sửa đổi, bổ sung điều 5)

1. Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

Bản Dự thảo sửa đổi điều 5, Hiến pháp 1992 thể hiện như vậy không chỉ tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và không phân biệt giữa các dân tộc mà còn làm rõ thêm mọi người dân Việt Nam không phân biệt thành phần dân tộc đều phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các dân tộc thiểu số phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên hoà nhập sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng thực tế hiện nay là đời sống chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào thiểu số miền núi, vùng sâu, xa còn gặp nhiều khó khăn, sự hưởng thụ thành quả đất nước phát triển do cách mạng đem lại giữa đồng bào thiểu số với đồng bào đa số, giữa miền núi, hải đảo, vùng sâu, xa với đồng bằng miền xuôi còn nhiều chênh lệch, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, không gian sinh tồn bị thu hẹp nên đời sống khó khăn hơn xưa, nhiều giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số ngày càng mai một... Theo tôi, bản Hiến pháp lần này cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung một số vấn đề:

 

Một là cần làm rõ hơn cơ hội, điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng của mình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ví dụ như quyền được bình đẳng trong học tập, chữa bệnh ở cơ sở có chất lượng cao, quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình trong học tập, lao động, công tác và trong các quan hệ chính trị, xã hội và pháp luật, quyền được bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống...

 

Hai là, cần bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xóa bỏ các rào cản (về kinh tế, văn hoá, xã hội) để đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với chính sách phát triển của Nhà nước vươn lên hoà nhập sự phát triển chung của đất nước.

 

Ba là, cần rà soát, bổ sung một số chính sách đặc thù đối với dân tộc thiểu số ở một số điều quy định về chế độ kinh tế, văn hoá, GD-ĐT, an sinh xã hội... Đây là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng pháp luật và các chính sách phát triển đối với các dân tộc thiểu số Việt Nam sau này.

 

 

                                                      Nguyễn Tiến Sinh

                                          (Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh )

 

Các tin khác


Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục