(HBĐT) - Việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34 thời gian qua tại xã Xuân Phong (Cao Phong) đã cho thấy những tín hiệu tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Cấp ủy Đảng, chính quyền xã thể hiện rõ sự sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành, đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, lấy sự đồng thuận của nhân dân làm thước đo cho việc thực hiện.


 

Phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xã Xuân Phong (Cao Phong) đã cứng hóa gần 80% đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Thông qua tuyên truyền, nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có nhiều chuyển biến về vai trò của công tác dân vận, đặc biệt là QCDC đối với tất cả các hoạt động. Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã đem lại nhiều kết quả thực tế, điển hình trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Toàn xã hiện có 6 xóm, 830 hộ với hơn 3.700 nhân khẩu. Thực hiện xây dựng NTM từ năm 2011 đến nay, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng xã đã phấn đấu hoàn thành 12/19 tiêu chí. Hiện, xã có gần 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa; tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt 80%; 100% hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 100%; các xóm đều có nhà văn hóa... Để đạt được kết quả đó, xã chú trọng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như trên hệ thống loa truyền thanh xóm, sân khấu hóa, lồng ghép trong các cuộc họp dân... Chính quyền xã công khai các kế hoạch thực hiện, bản đồ chi tiết công trình và đưa ra lấy ý kiến công khai của nhân dân. Người dân được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến trực tiếp, giám sát quá trình thực hiện. Từ việc đưa người dân trở thành chủ thể trong xây dựng NTM giúp mỗi cá nhân, hộ gia đình hiểu và tích cực thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện từ năm 2011 đến nay hơn 96 tỷ đồng, trong đó, nguồn huy động từ ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp gồm ngày công, hiến đất trị giá gần 1,8 tỷ đồng. Các hộ hiến đất đều được chính quyền công khai các phần đất hiến trước mỗi cuộc họp dân.

Nhằm tạo đồng thuận trong nhân dân thông qua thực hiện QCDC, cán bộ, đảng viên trong xã đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu tham gia xây dựng NTM. Điển hình như ông Bùi Quang Bè (chi bộ Rú Mới), Bùi Xuân Tình (Chủ tịch MTTQ xã), Bùi Văn Linh (chi bộ Nhõi Trang). Bên cạnh đó, xuất hiện điển hình hiến đất như cựu chiến binh Bùi Văn Tý, xóm Rú Mới hơn 3 lần hiến đất xây dựng trạm y tế, trường học, đường giao thông của xã. Ông Tý cũng là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của địa phương.

Theo chủ trương sáp nhập thôn, xóm, khu dân cư, Xuân Phong là một trong những xã được chọn thực hiện thí điểm. Từ đầu năm 2018 đến đầu năm 2019, xã đã hoàn thành việc sáp nhập, rút từ 12 xóm còn 6 xóm. Quá trình thực hiện, cấp ủy, chính quyền xã đảm bảo phát huy tính dân chủ, công khai và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Đồng thời, thực hiện việc bầu các chức danh của xóm mới sáp nhập đảm bảo đúng quy trình, hợp lòng dân. Do đó, người dân đồng thuận, nhất trí cao, không có khiếu nại hay kiến nghị về việc sáp nhập tại địa phương.

Khẳng định hiệu quả việc thực hiện QCDC ở cơ sở, đồng chí Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong cho biết: "Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc vì lợi ích chung. Các hoạt động của địa phương đều được đưa ra để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến đã tạo tính khách quan trong quá trình thực hiện. Việc giải quyết chế độ, chính sách cho nhân dân đảm bảo đúng quy định. Nhân dân được tham gia làm và thụ hưởng chính những giá trị vật chất do mình làm ra. Qua đó, tạo niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, tạo khối thống nhất toàn dân vững chắc”.

Thanh Sơn


Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục