Theo Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự này đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.


Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RTP của Bồ Đào Nha ngày 28/1 (theo giờ địa phương), Đô đốc Bauer khẳng định NATO đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga và thừa nhận rằng việc tái vũ trang là ưu tiên hàng đầu của liên minh quân sự này.

Theo ông Bauer, tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid vào năm ngoái, NATO đã quyết định thành lập thêm bốn cụm chiến đấu đa quốc gia ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia nhằm đáp trả các hành động của Nga ở Ukraine.

"Đây là một tín hiệu quan trọng đối với Nga... Điều đó có nghĩa chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng nếu họ quyết định tấn công NATO”, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO nhấn mạnh, đồng thời lưu ý NATO sẽ chỉ đáp trả nếu Nga vượt qua lằn ranh đỏ bằng việc xâm lược một quốc gia thành viên của liên minh quân sự này.

Ông Bauer cũng tuyên bố Nga vẫn sẽ là một mối đe doạ đối với NATO ngay cả khi các lực lượng Nga bị đánh bại ở Ukraine bởi cho dù kết quả của cuộc chiến là gì, người Nga rất có thể sẽ có tham vọng tương tự... Do đó, theo ông Bauer, "mối đe dọa sẽ không biến mất".

Trong một diễn biến liên quan, Đài RT của Nga ngày 26/1 cho biết, tại một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby được hỏi rằng NATO có đủ lực lượng để đẩy lùi một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga vào sườn phía Đông của khối này trong trường hợp xung đột ở Ukraine leo thang nghiêm trọng hay không.

Ông Kirby đã trả lời rằng: "Tất cả những gì tôi có thể nói với các bạn là chúng tôi hoàn toàn không thấy dấu hiệu nào cho thấy (Tổng thống Nga Vladimir) Putin có ý định tấn công lãnh thổ NATO”.

Ông Kirby nhấn mạnh Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "nghiêm túc tuân thủ các cam kết trong Điều 5 của Hiệp ước Washington (về việc thành lập NATO)”, quy định các nước thành viên "đồng ý rằng một cuộc tiến công quân sự chống một hoặc nhiều nước của NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tiến công chống tất cả các nước thành viên”.

Ông Kirby lưu ý rằng Washington đã triển khai thêm 20.000 quân Mỹ ở châu Âu, nâng tổng số lên 100.000 quân, đồng thời bày tỏ tin tưởng NATO có đủ khả năng, năng lượng, tài năng, nhân lực và nguồn lực để thực hiện Điều 5 của Hiệp ước Washington.

Về phần mình, vào ngày 26/1,Phó đặc phái viên Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cảnh báo "chính sách bành trướng theo chủ nghĩa thực dân kiểu mới liều lĩnh" của Mỹ đã đặt châu Âu và có thể cả thế giới bên bờ vực của một cuộc xung đột tàn khốc.

Đề cập tới việc Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây khác lên kế hoạch gửixe tăng chiến đấu hiện đại tới Kiev, ông Buyakevich cáo buộc Washington và các đồng minh "cố tình leo thang căng thẳng quân sự" ở Ukraine.

Theo ông Buyakevich, đây là con đường thẳng dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện ở châu Âu, mà tất cả chắc chắn sẽ thua cuộc.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Trung Quốc khẳng định thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine

Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, về vấn đề Ukraine, đa phần các quốc gia ủng hộ việc giảm bớt căng thẳng, ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình và phản đối các hành động khiến tình hình leo thang.

Cơ hội gia nhập NATO châm ngòi rạn nứt giữa Thụy Điển và Phần Lan

Cùng nhau nộp đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 5/2022 song dường như cơ hội được kết nạp vào liên minh quân sự này lại đang rộng mở với Phần Lan trong khi cánh cửa vẫn khép chặt với Thụy Điển.

Cựu CEO Goldman Sachs: Khủng hoảng ngân hàng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế Mỹ

Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng Goldman Sachs Lloyd Blankfein ngày 19/3 nhận định cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình thắt chặt tín dụng nói chung và làm chậm nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga và nỗ lực trở thành trung gian hòa giải của Bắc Kinh

Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du kéo dài 3 ngày tại Nga với hy vọng mang lại một bước đột phá về xung đột Ukraine trong bối cảnh quốc gia châu Á tìm cách khẳng định mình là một nhà kiến tạo hòa bình trên trường quốc tế.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác với các chính đảng trên thế giới

Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác với các đảng phái và các tổ chức chính trị ở các quốc gia khác. Đây là tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu tại Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới diễn ra ngày 15/3 tại thủ đô Bắc Kinh.

Xu hướng của năng lượng hạt nhân tại EU

Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đối mặt thách thức lớn về bảo đảm nguồn cung năng lượng, nhiều nước đang chuyển hướng sang phục hồi điện hạt nhân. Mặc dù vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên EU, song giải pháp này được cho là sẽ góp phần hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục