(HBĐT) - Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề. Và "gieo” chữ ở nơi đầu sóng ngọn gió, trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của những người thầy ngày ngày thầm lặng bên những trang giáo án…



Thầy Bành Hữu Tình, trường tiểu học thị trấn Trường Sa tự nguyện viết đơn ra công tác tại quần đảo Trường Sa thân yêu.

Đến thị trấn Trường Sa (còn gọi là đảo Trường Sa Lớn), huyện Trường Sa (Khánh Hòa), chúng tôi có dịp được gặp thầy trò trường tiểu học thị trấn Trường Sa, ngôi trường nhỏ với nhiều điều đặc biệt ở nơi đầu sóng, ngọn gió.

Khác với những lớp học ở đất liền, ở nơi đảo xa, số lượng học sinh ít nên các lớp học được tổ chức theo kiểu "4 trong 1” hay "5 trong 1”. Nghĩa là, một lớp học có học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5 học chung với nhau. Chúng tôi đến thăm lớp học do thầy Bành Hữu Tình phụ trách. Lớp học của thầy Tình có 8 học sinh, có em mới học mẫu giáo, em lớn nhất học lớp 4. Mặc dù lớp học chỉ vài em nhưng căn phòng khá sạch đẹp và hơn hết, tiếng ê a của thầy trò hòa quyện với tiếng rì rào của sóng biển tạo nên không khí vừa thân thuộc, lại có điều gì đó lạ lẫm. Đang say sưa trên bục giảng với lớp học đặc biệt, thấy chúng tôi, thầy Tình mời vào dự giờ tiết học. Đã có 13 năm làm nghề gõ đầu trẻ trước khi đặt chân lên công tác ở đảo tiền tiêu của Tổ quốc, với thầy Tình, dù dạy học ở đâu thì tình yêu với những mầm xanh tương lai của đất nước trong trái tìm của người giáo viên cũng vậy. Trên đảo không có nhiều học sinh đông vui như ở đất liền nhưng bù lại, lớp học ít học sinh các thầy có điều kiện kèm cặp, chỉ dạy được chu đáo hơn cho từng em, thế nên, lực học của các em cũng không thua kém bạn bè đồng trang lứa ở đất liền.

"Tại sao thầy lại chọn ra công tác ở đảo xa, trong khi đang có một công việc tốt ở đất liền?”, chúng tôi có chung thắc mắc. Thầy Tình chia sẻ, đến với Trường Sa là một cơ duyên mà không phải ai cũng may mắn có được: "Được công tác ở Trường Sa là niềm vinh dự, tự hào lớn lao nên từ lâu, tôi đã mong muốn có cơ hội được ra đây công tác. Do đó, khi biết Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa tuyển giáo viên ra Trường Sa, tôi đã tình nguyện viết đơn và may mắn được lựa chọn. Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên được đặt chân đến Trường Sa, chúng tôi được cán bộ, chiến sỹ và phụ huynh, học sinh trên đảo chào đón rất nồng nhiệt. Qua quá trình công tác, tình cảm thầy trò, quân dân trên đảo ngày càng thân thiết, gắn bó, đó là động lực rất lớn để chúng tôi nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình”.

Ở trên đảo, ngoài công việc giảng dạy, thầy Tình cũng tích cực tham gia các hoạt động như tăng gia sản xuất, văn nghệ, thể thao. Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn của thị trấn Trường Sa, thầy Tình luôn quan tâm và phối hợp triển khai nhiều hoạt động để nâng cao đời sống cho đoàn viên. Đồng thời, chủ động cập nhật những kiến thức, không ngừng đổi mới, sáng tạo để truyền thụ kiến thức đến học sinh ở lớp học đặc biệt của mình. "Các thầy không chỉ dạy chữ, mà còn dạy chúng con hát và tổ chức chơi các trò chơi nên mỗi ngày đến lớp, chúng con đều rất vui” - em An Thuyên (lớp 4), học sinh trường tiểu học thị trấn Trường Sa chia sẻ.

Chứng kiến sự tận tâm của người thầy và những mầm xanh của Trường Sa ngày một trưởng thành, những người dân của thị trấn Trường Sa đều vui mừng, xúc động. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hà chia sẻ: "Ở trên đảo, các con được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để có môi trường giáo dục tốt. Các thầy luôn tận tình chỉ bảo, dạy dỗ kiến thức, kỹ năng sống cho con, cũng như tình yêu với biển đảo, quê hương đất nước. Ngoài ra, các cán bộ, chiến sỹ trên đảo cũng như những người thầy, các con được các chú bộ đội dạy thêm về tiếng Anh. Bà con ở đất liền trong mỗi chuyến ra đảo cũng mang tặng sách, vở, đồ chơi cho các con. Sau khi học xong tiểu học, các con sẽ vào đất liền để tiếp tục học lên”.

Rời lớp sau khi được dựmột tiết học của thầy trò nơi đảo xa, chúng tôi nhớ mãi hình ảnh của lớp học đặc biệt với những "lính đảo nhí" say sưa nghe thầy giáo giảng bài. Với sự tận tâm của những người thầy, các em sẽ từng ngày trưởng thành trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc.


Viết Đào


Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục