Nạn nhân chất độc da cam/dioxin rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng xã hội (Ảnh: em Quách Thị Đình, xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) là nạn nhân di chứng chất độc da cam/dioxin lây truyền từ người bố sau những năm tháng tham gia chiến đấu trong vùng địch rải chất độc hóa học).

Nạn nhân chất độc da cam/dioxin rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng xã hội (Ảnh: em Quách Thị Đình, xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) là nạn nhân di chứng chất độc da cam/dioxin lây truyền từ người bố sau những năm tháng tham gia chiến đấu trong vùng địch rải chất độc hóa học).

(HBĐT) - Gần 40 năm sau chiến tranh. Đã bước sang thế hệ thứ 3, nhưng vẫn còn đó nỗi đau dai dẳng về thể xác và tinh thần. Nỗi đau mang tên da cam/dioxin vẫn còn là nỗi ám ảnh của hàng nghìn người đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.

 

Theo ông Nguyễn Xuân Cảo, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, tính đến nay, theo thống kê trên địa bàn tỉnh hiện có 4691 người nghi phơi nhiễm chất độc da cam. Trong đó, đối tượng trực tiếp là 2.635 người, đối tượng gián tiếp 2.056 người ở 170 xã, phường, thị trấn. Đó là những cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở những vùng bị quân đội Mỹ rải chất độc hóa học. Ngoài bản thân họ, con, cháu họ cũng đã bị ảnh hưởng với những bệnh di truyền, sinh ra dị dạng, dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ dẫn đến tình trạng ốm đau, bệnh tật kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt có nhiều trường hợp đã ảnh hưởng đến thế hệ thứ 3 đã tác động rất lớn đến đời sống vật chất, tinh thần của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

 

Để tích cực giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin vợi bớt những khó khăn trong cuộc sống, hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên họ vượt qua bệnh tật, hòa nhập cộng đồng, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dixin của tỉnh. Thực hiện Kết luận 292-TB/TW ngày 18/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương về “việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam; tổ chức hoạt động của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về việc tăng cường chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin nhằm quan tâm giải quyết chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh nhằm huy động các nguồn lực địa phương, nguồn lực xã hội cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam/dioxin. Ông Nguyễn Xuân Cảo, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết: Có thể nói, từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền nên trong những năm qua, công tác vận động, tập hợp, đoàn kết động viên nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin khắc phục khó khăn, xóa bỏ mặc cảm, vươn lên hòa nhập cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh và đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, đã phát huy tốt nguồn lực xã hội ủng hộ cả về vật chất và tinh thần giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Bằng các cuộc vận động, ủng hộ, trong 5 năm qua (2007 - 2012), các cấp Hội CTĐ đã hỗ trợ, giúp đỡ cho 18.039 lượt nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền trị giá hơn 4 tỷ đồng. Trong đó, nhân tháng “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin”, Hội đã hỗ trợ cho 11.104 lượt nạn nhân chất độc da cam/dioxin trị giá hơn 2,6 tỷ đồng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, trong các đợt phát động phong trào: “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam/dioxin” đã vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được hơn 1,4 tỷ đồng. Số tiền này đã dành để hỗ trợ cho 6.935 lượt nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh; xây dựng, nâng cấp 22 nhà CTĐ, nhà tình nghĩa trị giá gần 800 triệu đồng. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng, cấp xe lăn, cấp sổ BHYT, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, khám - chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt nạn nhân chất độc gia cam/dioxin với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng. Từ năm 2007 đến nay, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cũng đã vận động quyên góp, ủng hộ được hơn 3,5 tỷ đồng từ các nguồn hỗ trợ và sự quyên góp, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 

Cùng với công tác vận động, ủng hộ Quỹ trợ giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin, việc thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập hồ sơ, giám định bệnh tật đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã tiếp nhận 2.782 hồ sơ người hoạt động kháng chiến để giám định sức khỏe. Trong đó có 2.382 người đủ điều kiện được hưởng trợ cấp và 130 người là con đẻ của họ bị dị dạng, dị tật do phơi nhiễm đã được hưởng chế độ trợ cấp. Tuy vậy, ông Nguyễn Xuân Cảo, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng hơn 2.000 người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin vẫn chưa được hưởng các chế độ, trợ cấp. Cái này là do bị thất lạc hồ sơ, không có căn cứ để xác nhận nên việc giám định, xét duyệt chế độ chính sách cho những người này gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, những người này có cuộc sống khó khăn, không ổn định, rất mong các ngành, cấp xem xét giải quyết để hỗ trợ giúp họ vợi bớt nỗi đau da cam/dioxin đã gánh chịu hàng chục năm qua.

                                                                                

 

 

                                                                 Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục