Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hộ vay vốn của xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đầu tư vào chăn nuôi lợn phát triển kinh tế ổn định.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hộ vay vốn của xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đầu tư vào chăn nuôi lợn phát triển kinh tế ổn định.

(HBĐT) - Nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã và đang được khơi thông “dòng chảy” tới hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Từ nguồn vốn ưu đãi này, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo một cách bền vững và từng bước ổn định cuộc sống. Cùng với sự hợp tác có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội và sự đón nhận của nhân dân nguồn vốn của NHCSXH là “công cụ” hữu hiệu của tỉnh, góp phần trong công tác xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Những năm trước, gia đình ông Dương Văn Dạn ở xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) chăn nuôi lợn quy mô lớn gần như nhất xã nhưng do dịch bệnh, đàn lợn hàng trăm con của gia đình ông chết hết. Đang là hộ khá giả, chỉ sau 1 đêm bỗng chốc trở thành trắng tay. Năm 2015, gia đình ông Dạn được vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của NHCSXH, ông tiếp tục đầu tư nuôi lợn và nuôi trâu. ông Dạn cho biết: Trong lúc khó khăn nhất, đồng vốn của NHCSXH đã giúp gia đình tôi bước qua đói nghèo. ở vùng đất này, trồng, cấy cũng chỉ đủ ăn nên để vượt qua cái nghèo, chỉ biết trông chờ vào chăn nuôi thôi. Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, hy vọng rằng chăn nuôi lần này của gia đình sẽ thành công.  

Để nguồn vốn chính sách đến với đối tượng thụ hưởng, với phương châm: “ủy thác từng phần, dân chủ công khai, giải ngân tại chỗ”, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thành lập 2.900 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại 210 xã, phường, thị trấn, uỷ thác cho 4 tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB và Đoàn Thanh niên, dư nợ ủy thác ngày càng tăng. Bên cạnh đó, triển khai nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng ưu đãi và phổ biến các văn bản về quy chế cho vay tới nhân dân, các tổ chức, đoàn thể. Từ đầu năm, khi có nguồn vốn được giao, NHCSXH tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch nhằm triển khai, thực hiện giải ngân nhanh chóng và đồng bộ ở các địa phương. Trong 6 tháng đầu năm, đã có 19.166 hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách, mức cho vay bình quân 23,8 triệu đồng/khách hàng. Đến hết tháng 6, tổng dư nợ 14 chương trình tín dụng chính sách đạt 2.328.318 triệu đồng, hoàn thành 97,3% kế hoạch, tăng 7,9% so với cuối năm 2015. Nợ quá hạn toàn Chi nhánh 6.384 triệu đồng, chiếm 0,27% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, thực hiện tuyên truyền người dân tham gia gửi tiền định kỳ hàng tháng làm hiệu quả của dòng vốn chính sách không chỉ là cho dân vay mà hơn thế là tạo thói quen tích lũy, đầu tư trong dân với số tiền huy động qua tổ TK&VV đạt 33.950 triệu đồng. Cùng với những quy chuẩn hộ nghèo mới cùng các chính sách tín dụng mới được triển khai, những người dân nghèo và đối tượng chính sách khác sẽ có thêm những điều kiện phát triển kinh tế mới.  

Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Để cho vay có hiệu quả, ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền ở cơ sở. Trong đó, chú trọng kiện toàn các tổ TK&VV, thường xuyên nâng cao năng lực quản lý vốn cho các tổ trưởng. Từ đó, các tổ chức hội, tổ TK&VV ở thôn, bản đã phát huy tốt vai trò uỷ thác, là cánh tay đắc lực của ngân hàng trong thực hiện công tác tuyên truyền và quản lý vốn tại cơ sở. Đặc biệt là trong khâu bình xét đối tượng vay vốn, các tổ chức hội tham gia cùng địa phương bình xét, đảm bảo tính dân chủ, công bằng và đúng đối tượng. Trong triển khai cho vay, ngân hàng không chỉ đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ của mình và quan tâm tuyên truyền các chính sách đến người dân, chuyển vốn đến tay người cần vốn mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình cho vay, cán bộ ngân hàng phối hợp với các tổ chức hội, bám sát điều kiện địa phương và mục đích vay vốn để vừa hướng dẫn, định hướng, vừa kiểm tra quá trình sử dụng vốn. Đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn, việc tuyên truyền, định hướng giúp bà con sử dụng vốn có hiệu quả luôn được quan tâm và chú trọng... Thông qua tín dụng ưu đãi, đồng vốn chính sách đã đến tay các hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tại địa phương, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, từng bước hiện thực hoá các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.  

 

                                                                           Đinh Thắng

 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục