(HBĐT) - Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm là công trình trọng điểm của tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào khai thác, tạo điểm nhấn mở ra không gian phát triển đô thị TP Hòa Bình hiện đại, mang bản sắc độc đáo, thiết thực chào mừng và phục vụ lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 vào tháng 11 này.

 

Dự án Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm mở ra không gian phát triển đô thị, cảnh quan theo quy hoạch cho thành phố Hòa Bình.

Chúng tôi đến thăm dự án vào những ngày đầu tháng 8. Không khí công trường căng như sợi dây đàn. Mọi công việc chạy đua với thời gian. Hàng trăm cán bộ, kỹ  sư và công nhân đang gấp rút lao động, phấn đấu hoàn thành các hạng mục đúng tiến độ đề ra. Giám đốc BQL Xây dựng cơ bản tỉnh Đặng Đình Thịnh cho biết: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm có quy mô 41,1 ha, trong đó, giai đoạn 1 thực hiện 17 ha, mức đầu tư 244 tỷ đồng bằng các nguồn vốn. Kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 40 tỷ đồng, còn lại là xây lắp hạ tầng. Nhà thầu thi công là Công ty Hoàng Sơn. Dự án khởi công từ tháng 8/2015. Trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn cũng như thời tiết không thuận lợi. Từ khi khởi công đến nay đã gặp phải 71 ngày mưa không thi công được.  

Tuy nhiên, đây là dự án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của TP Hòa Bình nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện được quan tâm hàng đầu. Lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành chức năng, chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nhà thầu triển khai. Hiện nhà thầu huy động tối đa nhân lực, máy móc thực hiện các giải pháp thi công, tiến độ được duyệt. Chất lượng công trình được giám sát nghiêm ngặt do tổ công tác của Sở Xây dựng, Trung tâm Kiểm định chất lượng thực hiện theo các quy định, đề cương được phê duyệt của UBND tỉnh. Tiến độ thực hiện dự án được báo cáo lãnh đạo tỉnh theo tuần, đề xuất những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ. Với sự chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo, các bên liên quan và nhà thầu, đến nay đã hoàn thành san nền, cơ bản hoàn thành nhà hầm kỹ thuật. Nhiều hạng mục quan trọng như hệ thống thoát nước, biểu tượng khán đài, đường giao thông, cây xanh đã thực hiện từ 90-95%... Các hạng mục như nhà hầm kỹ thuật, không gian cảnh quản quan kiến trúc; hệ thống cây xanh đang được hoàn thiện; hệ thống chiếu sáng hiện đại; hệ thống đường nội bộ đang được đẩy nhanh kết nối với các con đường của thành phố như Chi Lăng kéo dài...

Dự án đã định hình mang lại vóc dáng mới, mở ra không gian phát triển đô thị khoáng đạt. Đứng trên khu vực Trung tâm nơi xây dựng biểu tượng có thể ôm trọn tầm mắt cả không gian đô thị mênh mông kéo dài tới hết đường Chi Lăng. Khu vực trung tâm là quả đồi nhân tạo cao khoảng 10 m được thiết kế bằng tổ hợp biểu trưng cho 6 dân tộc chủ yếu của tỉnh. Hai bên sườn được kè đá, mô phỏng ruộng bậc thang, hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các dân tộc. Kế bên  bố trí trồng các loại cây như hoa ban trắng, hoa ban đỏ hài hòa... Chính giữa là biểu tượng không gian văn hóa chiêng đồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường bố cục hài hòa, dung dị do các nghệ sỹ thiết kế được trao giải. Khu vực trung tâm được thiết kế gồm các bậc thang, toàn bộ được lát đá, phía dưới nhiều khoảng được bố trí trồng cỏ, cây cảnh theo quy hoạch...Toàn bộ khu vực dự án được trang bị hệ thống chiếu sáng hiện đại, bố trí cả hệ thống phun nước tạo cảnh quan, thẩm mỹ phù hợp.  

Giám đốc BQL xây dựng cơ bản Đặng Đình Thịnh cho biết thêm: Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đôn đốc, hỗ trợ nhà thầu tổ chức thi công hoàn thành các hạng mục còn lại, đặt mục tiêu hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác trong tháng 9/2016, thực sự là điểm nhấn trong phát triển hạ tầng đô thị của TP Hòa Bình, là nơi tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn của tỉnh, phục vụ lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

 

                                                                    Lê Chung

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục