(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015, UBND huyện Cao Phong đã kiện toàn Ban xóa đói - giảm nghèo. Ban xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giai đoạn 2012- 2015 và định hướng giai đoạn 2016- 2020. Huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm.

 

Để thực hiện mục tiêu trên, công tác bố trí cho các dự án giảm nghèo các cấp được kịp thời, đầy đủ, phát huy sự tham gia của cộng đồng. Bên cạnh đó, cùng với định hướng đúng đắn xây dựng và khai thác các lợi thế đặc thù, huyện Cao Phong đã lồng ghép và thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững. Hộ nghèo, cận nghèo được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các chương trình, dự án, chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo của Nhà nước. Người dân Cao Phong được tiếp cận với vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất. Nhiều gia đình nghèo và cận nghèo đã có điều kiện đầu tư thâm canh, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cây mía góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Nam Phong (Cao Phong).

Bên cạnh đó, huyện chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất và dân sinh; thực hiện nghiêm túc các chính sách giảm nghèo bền vững như: hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở, tiền điện, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù... Trong giai đoạn 2012- 2015, toàn huyện dạy nghề cho 724 lao động nông thôn; chuyển giao KH -KT cho 429 người; hỗ trợ về nhà ở cho 1.120 hộ. Toàn huyện có 18.565 người nghèo được cấp miễn phí BHYT, 11.897 hộ cận nghèo được hỗ trợ mua BHYT; 4.663 hộ nghèo được trợ giúp pháp lý; người nghèo 26 xóm nghèo được hỗ trợ hưởng thụ văn hóa, thông tin… Kết quả, đến năm 2015 đã có 416 hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng từ 3, 7 triệu đồng (năm 2011) lên 4, 8 triệu đồng (năm 2015). Với những giải pháp đồng bộ, công tác giảm nghèo của huyện đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo còn 12,13%, giảm 15,63% so với năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 3,1%.

Tuy nhiên, kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2015 theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng từ 12,13% lên 26,8%. Theo đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng LĐ -TB&XH huyện Cao Phong, cách đánh giá hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều ngoài tiêu chí về thu nhập còn đo lường ở mức độ thiếu hụt 5 dịch vụ xã hội cơ bản gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin. Đây là cách đánh giá toàn diện và khép kín hơn. Tuy vậy, trong quá trình triển khai ở cơ sở cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đánh giá, nhiều điểm chưa phù hợp, ví dụ như hộ có vài chục con trâu, trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng không có xe máy, tivi lại xếp vào hộ nghèo vì thiếu hụt tiếp cận thông tin. Ngược lại, với gia đình hoàn cảnh khó khăn hơn, nhà lại có tivi cũ trị giá vài trăm nghìn đồng, xe máy cũ, tủ lạnh nhưng không có tài sản khác, tổng giá trị tài sản không đáng giá vẫn không được xét là hộ nghèo. Trong quá trình triển khai làm phiếu điều tra thông tin hộ nghèo cũng gặp không ít khó khăn vì trong phiếu rất nhiều thông tin, một số trưởng xóm không hiểu hết phải làm đi, làm lại nhiều lần.

 

Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên liên quan đến việc thực hiện tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng NTM. Để đạt được tiêu chí hộ nghèo, các xã phải phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10%. Năm nay, xã Nam Phong phấn đấu về đích xây dựng NTM nhưng hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã tăng từ 10% lên 24,8%. Để tháo gỡ khó khăn này, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo ở xã Nam Phong. Theo đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban liên quan tập trung các giải pháp hỗ trợ, huy động mọi nguồn lực đầu tư góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã. Đồng thời, đề nghị các cấp, ngành chức năng có sự điều chỉnh tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng NTM phù hợp với tiếp cận nghèo đa chiều.

 

Bên cạnh đó, để đạt được chỉ tiêu năm nay phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 22%, huyện tập trung thực hiện các nhóm giải pháp chính như: Cùng với việc thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, huyện tập trung triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo. Cùng với đó, chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động, tích cực chuyển giao tiến bộ KH -KT, giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất tiến tới giảm nghèo bền vững.

 

                                                                               Hương Lan

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục