(HBĐT) - Đi từ xóm Đồng Hòa, qua Mỵ Đông đến Đông Hà, hơn 3 km dọc ven đường, những chùm cam sai trĩu quả đang khoe sắc trên những đồng đất xưa kia là khoai, sắn. “Một bức tranh” NTM đang hiện hữu sắc màu ấm no, là kết quả của công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đầy quyết tâm của chính quyền và người dân xã Mỵ Hòa, (Kim Bôi).

 

Nhờ chăm sóc tốt, vụ này, vườn cam hơn 4 năm tuổi của gia đình bà Bạch Thị Lự, xóm Đồng Hòa, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đem lại những quả ngọt đầu tiên.

Đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa cho biết: Những năm trước đây, trên đồng đất của Mỵ Hòa chủ yếu trồng ngô, lúa nên hiệu quả kinh tế thấp, trong khi đó, đầu ra của cây mía trắng ngày càng bấp bênh khiến bà con dần quay lưng và tìm hướng đi khác. Trước đây, đồng đất của xã Mỵ Hòa từng trồng cam, chất lượng thơm, ngon nên chính quyền và người dân nơi đây đã chọn con đường phát triển cây có múi. Năm 2013, các xóm: Đồng Hòa, Mỵ Đông, Đông Hà tiên phong đưa bưởi Diễn, bưởi đỏ và cam vào trồng thay thế các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Thổ nhưỡng phù hợp nên cây trồng phát triển. Đến nay, cả xã Mỵ Hòa, diện tích trồng cây có múi đã tăng lên 160 ha, trong đó, vụ này, 30 ha cho thu hoạch.  

Là một trong những hộ đầu tiên đưa cây có múi vào trồng, đến nay, vườn cam hơn 1 ha của gia đình bà Bạch Thị Lự, xóm Đồng Hòa 2 đã lúc lỉu những quả ngọt. Bà Lự phấn khởi cho biết: “Năm đầu trồng, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên cây phát triển chậm. Từ năm thứ 2, được tư vấn, tập huấn về kỹ thuật nên cam phát triển tốt. Năm ngoái, vườn bói quả, gia đình tôi chỉ để một ít để ăn, thấy mọi người khen thơm ngon chả kém gì cam Cao Phong. Còn vụ này quả sai, hình thức đẹp, gia đình rất m?ng vì bước đầu có được thành quả sau bao ngày chăm sóc vất vả”. Ngoài trồng cam, gia đình bà Lự còn nuôi 10 con bò, 6 con lợn nái và trên 40 con lợn thương phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định, bình quân khoảng 300 triệu đồng/năm. Năm nay, con số này sẽ tăng lên đáng kể khi vườn cam của gia đình bà cho thu hoạch.  

Rời vườn cam của gia đình bà Lự, đi qua xóm Mỵ Đông, những vườn cam mới trồng cũng đua sắc bên những vườn đang lúc lỉu quả. Nhờ sự cần cù và áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc nên có thể nhận thấy, vườn  cam của bà con phát triển tốt, cây cam khỏe, không có sâu, bệnh hại. Đồng chí Quách Công Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỵ Hòa cho biết: “Hiện, bà con đã nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và được chứng kiến vườn của các hộ khác phát triển tốt nên nhiều diện tích đã chuyển đổi sang trồng cam. Vụ này, cam sai quả, nếu bán được giá cao, chắc chắn diện tích sẽ còn tăng lên hơn nữa”.  

Phấn khởi, đầy hy vọng cũng là những gì chúng tôi ghi nhận được ở các hộ dân khác khi họ gửi gắm niềm tin vào cây có múi. Những cái tên tiêu biểu trồng cam như: Vì Ngọc Tiến, xóm Đông Hà (5 ha), Phùng Văn Thủy, xóm Bêu (14 ha), Bùi Văn Hon, xóm Cành (10 ha)… hứa hẹn vụ năm nay thu được những quả ngọt xứng đáng.  

Ngoài trồng cây có múi, xã Mỵ Hòa còn chú trọng nuôi trâu, bò theo hình thức nuôi nhốt, tiêu biểu như ở Đồng Hòa, Ba Giang. Thêm nữa, năm nay, hơn 100 ha đồng đất ven sông Bôi được bà con làm thí điểm mô hình trồng ngô ngọt, liên kết với Công ty Đồng Giao (Ninh Bình), nếu thành công, đây là hướng đi hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao.  

Với những bước đi đó, xã Mỵ Hòa đang thu được những kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo kết quả rà soát nghèo đa chiều của xã còn 23,6%, thu nhập bình quân ước đạt trên 15 triệu đồng/người/ năm. Đồng chí Hà Công Tiến cho biết: “Mỵ Hòa hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững nên các bước đi phải chắc chắn, chứ không ồ ạt. UBND xã và Trung tâm học tập cộng đồng đã, đang và sẽ tiếp tục mời các chuyên gia,  nhà nông tiêu biểu chia sẻ kinh nghiệm, giúp bà con nắm vững kỹ thuật, từng bước gặt hái được thành quả lao động”.

 

                                                                 Viết Đào

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục