(HBĐT) - Hòa cùng 130 năm phát triển sống động của tỉnh Hòa Bình, ngành NN &PTNT đã bền bỉ thực hiện một hành trình dài để tạo ra những thay đổi sâu sắc và toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). Trong hành trình đó, hàng triệu triệu viên gạch đã được hun đúc để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển của KT -XH địa phương, qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “tam nông” trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.

 

Những viên gạch đầu tiên được kiến tạo trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ ngày 14/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo chỉ đạo phát triển nền nông, lâm nghiệp nước nhà. Tại cấp tỉnh, Ty Canh nông được thành lập. Theo đó, Ty Canh nông tỉnh Hòa Bình được thành lập, là tiền thân của ngành NN &PTNT tỉnh Hòa Bình. Theo lời kêu gọi “vừa kháng chiến vừa kiến quốc” của Hồ Chủ tịch, Ty Canh nông tỉnh Hòa Bình đã phát động phong trào khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích canh tác tại địa phương, đồng thời tích cực thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành là đẩy mạnh sản xuất. Với quyết tâm cao và nỗ lực đồng bộ, trong 5 năm, nhân dân Hòa Bình đã khôi phục và phát triển kinh tế vượt xa thời kỳ trước chiến tranh. Từ một tỉnh miền núi đặc biệt gian khó, Hòa Bình kiên cường vươn lên cùng các tỉnh miền xuôi tiến bước vào công cuộc cải tạo XHCN về nông nghiệp. Nhờ đẩy mạnh sản xuất, nông nghiệp đã đưa người dân thoát khỏi tình trạng đói khát kéo dài và dần ổn định đời sống. Đến đầu những năm 1970, quân và dân Hòa Bình đã “chắc tay súng, vững tay cày”, tự tin xông pha mặt trận phát triển kinh tế nông nghiệp, đồng thời tích cực chi viện đồng bào miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã in đậm những dấu ấn đầu tiên để khẳng định vai trò là ngành kinh tế chủ lực giúp xây dựng và phát triển quê hương.

 

 

Nông nghiệp là động lực thúc đẩy KT -XH, nông dân là lực lượng chủ lực, nông thôn là địa bàn chiến lược để thực hiện hành trình hướng tới sự bền vững. ảnh: Đời sống người dân xã Pà Cò (Mai Châu) đã có những bước phát triển từ việc đầu tư trồng chè Shan Tuyết.

 

Bước vào các giai đoạn lịch sử tiếp theo, lĩnh vực “tam nông” tiếp tục có những thay đổi sâu sắc và toàn diện gắn với chiến lược phát triển chung của tỉnh. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về đầu tư cho phát triển “tam nông” và hoạch định những bước đi phù hợp trong từng thời kỳ. “Tam nông” ở Hòa Bình cũng theo đó mà chuyển biến tích cực. Ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập sau 14 năm hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình (1976 – 1990). Với xuất phát điểm là những chỉ tiêu KT -XH cơ bản rất thấp, phát triển nông nghiệp được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, còn phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng phục vụ cho nông nghiệp. Nhờ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, sau 5 năm tái lập tỉnh (1991 - 1995), nông nghiệp Hòa Bình đã chuyển biến đáng kể khi đưa tỉnh vượt qua cuộc khủng hoảng thiếu lương thực trầm trọng tiến đến mức cơ bản đảm bảo cho người dân đủ ăn. Chỉ riêng giai đoạn này đã có 37,5% hộ dân nông thôn xây dựng được nhà kiên cố và bán kiên cố, nâng tổng số nhà kiên cố và bán kiên cố toàn tỉnh lên 46,25%. Đời sống vật chất của nông dân đã khá lên rõ rệt. Đến giai đoạn 2011 – 2015, “tam nông” đã tiến được một chặng đường dài và đạt nhiều thành quả quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp đạt bình quân 4,06%/năm, mức đóng góp cho GDP cao hơn bình quân chung cả nước với khoảng 22%/năm. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao. An ninh lương thực trên địa bàn được đảm bảo với sản lượng lương thực cây có hạt đạt trung bình 37, 2 vạn tấn/năm. Tỷ lệ giảm nghèo địa bàn nông thôn đạt khoảng 3%/năm. Đến nay, toàn tỉnh có 31 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, thu nhập và điều kiện sống của nông dân được nâng cao... Đó là những thay đổi lớn cho thấy vai trò quan trọng hàng đầu của ngành NN &PTNT đối với sự phát triển của “tam nông” nói riêng và sự phát triển bền vững của KT -XH của tỉnh nói chung. Song song với những bước đi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển ổn định của ngành NN &PTNT luôn xứng đáng là “trụ cột” vững chắc cho toàn nền kinh tế. Xuyên suốt chặng đường 71 năm xây dựng và trưởng thành (1945 – 2016), ngành NN &PTNT tự hào khi đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành công của công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của tỉnh.

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp, TUV, Giám đốc Sở NN &PTNT khẳng định: Với những thành quả đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, ngành NN &PTNT đã in đậm dấu ấn và hòa vào sự phát triển chung của quê hương. Thực tế đã chứng minh đầy thuyết phục rằng “tam nông” luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển chung của tỉnh. Trong đó, nông nghiệp là động lực thúc đẩy KT -XH, nông dân là lực lượng chủ lực, nông thôn là địa bàn chiến lược để thực hiện hành trình hướng tới sự bền vững. Tiếp nối cuộc hành trình đã bền bỉ thực hiện suốt 71 năm qua, ngành NN &PTNT tự tin sẽ tạo được sức bật trong thời kỳ mới bằng cách tập trung thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, định hướng xuyên suốt là phát triển “tam nông” bền vững và mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng xã hội.

 

                                                                   Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục