(HBĐT) - Những năm qua, mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện Tân Lạc ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo đà cho các xã xây dựng NTM.

 

  Nông dân xóm Phoi, xã Mãn Đức (Tân Lạc) huy động ngày công làm đường GTNT để đạt tiêu chí số 2 trong xây dựng NTM.

Mãn Đức là xã đăng ký về đích NTM năm 2016. Những năm qua, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với nguồn lực huy động trong nhân dân, hàng chục km đường GTNT liên xã, liên thôn, liên xóm đã được xây mới, cải tạo, nâng cấp, giúp cho việc đi lại của nhân dân được thuận lợi, kinh tế có thêm động lực để phát triển, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Theo lãnh đạo xã Mãn Đức, người dân nhận thức rõ phát triển GTNT để phục vụ gia đình, con em mình, người dân trong xã luôn có ý thức, trách nhiệm, hiến đất, đóng góp tiền của, công sức để làm đường GTNT. Phát triển GTNT đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn xã. Tính từ năm 2011 đến nay, xã đã huy động nguồn lực 26 tỷ đồng để phát triển GTNT. Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã đã được cứng hoá; đường trục ngõ, xóm được cứng hoá 73%; đường nội đồng được cứng hoá 50%. Xã tập trung cao độ để hoàn thành tiêu chí số 2 về phát triển giao thông trong chương trình xây dựng NTM.

 

Xác định phát triển GTNT đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP; đồng thời góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, huyện Tân Lạc đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là GTNT. Hiện nay, huyện có tổng chiều dài các tuyến đường trên 1.100 km, trong đó, số km đường cứng hóa đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn khoảng 400 km, còn lại là đường đất chưa được đầu tư, cải tạo, nâng cấp nên về mùa mưa nhiều tuyến lầy lội, úng ngập, gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân. Do vậy, trong nhiều năm qua, các tuyến đường trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư, đặc biệt là các tuyến đường liên thôn, xóm, liên xã có tính cấp bách được nâng cấp, cải tạo theo quy chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đẩy mạnh hoạt động giao thương, phát triển kinh tế giữa các vùng và hoàn thiện về kết cấu hạ tầng GTNT.

 

Một số tuyến đã và đang được cải tạo, nâng cấp như tuyến từ QL12B đi xóm Chông, xóm Vạch, xã Đông Lai; đường xóm Bào 1 đi xóm Tam, xã Thanh Hối; đường xóm Chùa đi xóm Bục, xã Tử Nê; đường từ QL6 đi xóm Trao, xã Phú Cường... Hầu hết các tuyến đường trên đều được cải tạo, nâng cấp từ các tuyến đường cũ có kết cấu nền, mặt đường bằng đất, đá với chiều rộng nền đường hẹp, gây khó khăn trong sinh hoạt, đi lại của người dân.

 

Riêng về thực hiện tiêu chí số 2 trong xây dựng NTM, đến nay, trên địa bàn có 3 xã Địch Giáo, Phong Phú, Tử Nê đạt tiêu chí số 2; 7 xã đạt 1 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 và 13 xã chưa đạt chỉ tiêu nào của tiêu chí số 2. Để triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020, huyện Tân Lạc phấn đấu đưa 7 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí xã NTM và 10 xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020. Riêng năm 2016, kế hoạch thực hiện  tiêu chí số 2 là 15 xã; phấn đấu xã Mãn Đức đạt tiêu chí số 2. Trên cơ sở đó, theo tính toán năm nay, huyện Tân Lạc cần nguồn lực khoảng 85 tỷ đồng để thực hiện công tác GTNT.

 

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Để phong trào GTNT phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phát triển GTNT; phát huy vai trò của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, sự vào cuộc của các thành phần kinh tế tạo sức mạnh tổng hợp trong phát triển GTNT; khơi dậy tinh thần đoàn kết trong nội lực của mỗi xã, phát huy hiệu quả phong trào hiến đất làm đường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa GTNT, tuyên truyền, vận động các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tích cực đóng góp làm đường GTNT. Làm tốt công tác quản lý các nguồn lực đầu tư, triển khai thực hiện đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao chất lượng công trình...

 

                                                                        Đinh Thắng

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục