(HBĐT) - Sau hơn 2 năm được cấp chỉ dẫn địa lý, cùng với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cam Cao Phong ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến là loại đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình có chất lượng thơm, ngon và an toàn. Huyện đã và đang có nhiều giải pháp để xây dựng thương hiệu cam Cao Phong trong lòng người tiêu dùng.

 

Gia đình ông Nguyễn Đức Mạnh, khu 3, thị trấn Cao Phong hiện có hơn 10 ha trồng cam, trong đó có hơn 6 ha đang trong thời kỳ kinh doanh.

Mùa cam năm nay dự kiến gia đình ông Mạnh thu được hơn 200 tấn cam các loại. Trong đó có khoảng 100 tấn cam V2 và cam Đường Canh phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu.

Với giá bán tại vườn cam lòng vàng từ 28.000 - 30.000đ/kg, cam Đường Canh từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, cam Xã Đoài từ 20.000 - 22.000 đồng/1kg, trung bình mỗi ha , người trồng cam ở huyện Cao Phong thu lãi khoảng 800 triệu đồng.

Anh Nguyễn Đức Mạnh, thị trấn Cao Phong chăm sóc vườn cam cho năng suất, chất lượng cao. (ảnh: Thu Thủy)

Những năm gần đây, diện tích, sản lượng cam ở Cao Phong liên tục tăng. Năm 2010  mới có 557 ha cam, quýt, sản lượng đạt 9.000 tấn. Sau 6 năm, diện tích tăng lên 2.100 ha, trong đó có 900 ha cam đang bước vào thời kỳ kinh doanh, sản lượng đạt 23.000 tấn.

 Nhờ giá trị sản phẩm ngày càng được nâng cao sau khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, đến nay đã có hàng trăm hộ trồng cam trong huyện có mức thu nhập từ 1 tỷ đến gần 10 tỷ đồng/năm. Năm nay, cam Cao Phong được mùa không chỉ nhờ thời tiết mà còn do người dân đã tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất giúp đem lại sản lượng cam lớn với chất lượng cao. ông Phạm Minh Thái, Chủ tịch Hội trồng cam Cao Phong khẳng định: Cam Cao Phong được thu hoạch vào mùa khô hanh nên cách đây 2 - 3 tháng người trồng không phun thuốc BVTV. Bởi lẽ, mùa khô hanh là mùa nấm bệnh không phát triển.

Tuy nhiên, với diện tích và sản lượng trồng cam đang tăng lên nhanh chóng qua mỗi năm, đây vừa là niềm vui vừa là nỗi lo của người trồng cam vì nếu không tìm hướng tiêu thụ bền vững, nguy cơ các chủ vườn sẽ rơi vào cảnh được mùa rớt giá hoặc bị ép giá. Trao đổi với đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong về nội dung này, được biết: Để phát triển cam theo hướng bền vững, tới đây, huyện sẽ điều chỉnh, rà soát lại vùng trồng cam theo quy hoạch trên cơ sở quy hoạch của tỉnh. Hiện, huyện mở rộng thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh, thành miền Bắc, trong đó, tập trung vào thị trường Hà Nội với hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị, chợ đầu mối. Bên cạnh đó, hàng năm, huyện cũng bố trí nguồn kinh phí để tập huấn cho các hộ sản xuất, đồng thời hỗ trợ 20 triệu đồng/ha để người dân thực hiện mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP với định hướng 100% diện tích sản xuất cam tại địa phương sẽ thực hiện theo mô hình này.

Cam Cao Phong đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của địa phương. Cùng với phát triển quy mô sản xuất, chất lượng cam Cao Phong cũng ngày càng ngon, ngọt và mẫu mã đẹp hơn trước nhờ kỹ thuật canh tác và quy trình sản xuất sạch, đáp ứng nhu cầu và niềm tin của người tiêu dùng.

 

                                                               Minh Tuấn (Đài Cao Phong)

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục