(HBĐT) - Hiện nay, bất cập lớn nhất trong sản xuất rau xanh là tình trạng rời rạc giữa các công đoạn: sản xuất, thu gom sơ chế, bảo quản và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tại xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình), mô hình “Tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi giá trị” vừa được triển khai. Mô hình do Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật phối hợp với phòng Kinh tế thành phố thực hiện, kỳ vọng trở thành mô hình mẫu cho việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, hướng tới mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

 

Chúng tôi đến thăm cánh đồng sản xuất rau an toàn xã Dân Chủ khi bà con nơi đây đang bắt tay vào thu hoạch lứa rau đầu tiên trồng theo phương pháp an toàn. Chị Bùi Thị Hòa, một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: Các hộ đã được tập huấn kỹ thuật thông qua mở lớp, khám sức khỏe trước khi thực hiện vào các công đoạn sản xuất theo mô hình. Đặc biệt là trong suốt thời gian triển khai, các cơ quan chuyên môn của tỉnh và thành phố thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát việc thực hiện sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình từ khâu làm đất, gieo trồng, bón phân, chăm sóc và thu hái.

Kể từ tháng 10/2016, mô hình chính thức được thực hiện với quy mô 3 ha, có 39 hộ sản xuất. Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh đã hỗ trợ kinh phí 3,8 tỷ đồng. Với việc tuân thủ theo đúng các bước quy trình, toàn bộ diện tích rau trong mô hình bao gồm các loại rau ăn lá, củ, quả như su hào, bắp cải, cải bẹ, cải muối dưa… phát triển tốt, có chất lượng, mẫu mã đảm bảo, an toàn cho người sử dụng. Mô hình sẽ kéo dài đến năm 2018. Dự kiến đến thời điểm đó, thành phố sẽ mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên 10 ha.

Hộ tham gia mô hình “Tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi giá trị” tại xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) chăm sóc diện tích rau an toàn vụ đông.   

Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Trưởng phòng Kinh tế thành phố nhận định: Thành phố Hòa Bình là nơi tập trung dân cư đông, chủ yếu là các hộ phi nông nghiệp. Đây cũng là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh, do đó nhu cầu tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm rất lớn. Việc triển khai các mô hình, dự án theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu quy hoạch, hỗ trợ hạ tầng đến thu mua, tiêu thụ sản phẩm rất bức thiết. Với việc xây dựng mô hình “Tổ chức  sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi giá trị” tại xã Dân Chủ  sẽ góp phần nâng cao giá trị của cây rau, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và sức khỏe của người tiêu dùng.

Hiện tại, một phần sản lượng rau trồng theo phương pháp canh tác an toàn của hộ trong mô hình được HTX nông nghiệp Dân Chủ thu mua, còn lại do bà con tự tiêu thụ tại các chợ theo nhu cầu cung ứng của người dân trên địa bàn. Song hành với tổ chức sản xuất rau an toàn vừa bước đầu thực hiện, thành phố đã xây dựng nhà sơ chế, tìm kiếm các địa điểm để tới đây sẽ mở các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm rau an toàn. Phấn đấu trong tháng 2 khai trương cửa hàng đầu tiên trên đường Cù Chính Lan, thuộc phường Phương Lâm. Tiếp đó sẽ triển khai 4 điểm bán nông sản, thực phẩm an toàn, gồm 2 điểm phía bờ phải, 2 điểm phía bờ trái sông Đà.

 

                                                                                    Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục