(HBĐT) - Được thành lập vào tháng 9/2015, HTX nông, lâm, thủy sản Kỳ Sơn (xóm Tân Thành, xã Hợp Thành) có 15 xã viên, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nuôi thủy sản tại huyện Kỳ Sơn. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, HTX đã từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm, đem lại thu nhập khá cho xã viên và tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

 

Xã Hợp Thành có 9 xóm, 774 hộ dân và 3.371 nhân khẩu. Với địa hình nằm ven hạ lưu sông Đà, diện tích mặt nước rộng, thuận lợi để đẩy mạnh nghề nuôi thủy sản. Tuy nhiên những năm qua, các hộ dân nuôi thủy sản quy mô còn nhỏ lẻ và chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, HTX nông, lâm, thủy sản Kỳ Sơn được thành lập với kỳ vọng sẽ khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương

 

Đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi cá lồng, anh Nguyễn Văn Huy, Quản lý giám sát sản xuất HTX nông, lâm, thủy sản Kỳ Sơn cho biết: “Tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương, HTX lựa chọn hướng đi phát triển, nuôi các loại cá đặc sản vùng hồ sông Đà như lăng,  ngạnh, chiên….Tuy nhiên, thời điểm mới đi vào hoạt động, HTX gặp nhiều khó khăn bởi nguồn vốn huy động từ xã viên ít. Mô hình nuôi cá lồng cần thời gian từ 6 tháng trở lên mới có sản phẩm xuất bán ra thị trường. Do đó, nhiều xã viên chưa tin tưởng vào cách làm và hiệu quả của HTX đem lại. Các thành viên trong HTX chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, phòng bệnh. Chính vì vậy, vào thời điểm tháng 3/2016, nhiều loài cá bị chết do bệnh nấm, thiệt hại ước tính khoảng 40 triệu đồng. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ bấp bênh, không ổn định, chúng tôi phải tự tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm tại các chợ đầu mối, nhà hàng và siêu thị”. 

 

Mô hình nuôi  cá lồng của HTX Nông, lâm, thuỷ sản Kỳ Sơn (xóm Tân Thành, xã Hợp Thành) cho hiệu quả kinh tế cao.  

 

Vượt qua những khó khăn, thử thách, các thành viên trong HTX tích cực học hỏi kỹ thuật, trau dồi kỹ năng qua những buổi tập huấn của huyện phối hợp với một số ban, ngành, đoàn thể tổ chức. Qua đó đúc kết kinh nghiệm để áp dụng vào chăn nuôi, sản xuất. Liên kết với HTX Quang Húc ở huyện Tam Nông (Phú Thọ) mời chuyên gia đến trao đổi, đánh giá chất lượng sản phẩm và khắc phục những hạn chế trong nuôi trồng. Mô hình nuôi  cá lồng đã được phát triển và mở rộng với 26 lồng cá, bao gồm 7 loại cá đặc sản là chiên, lăng, diêu hồng… Hiện nay, những loại cá này đều được thị trường ưa chuộng và có giá cao, ổn định như cá chiên có giá 700.000 đồng /kg, cá lăng 270.000 đồng /kg. Năm 2016, HTX xuất bán ra thị trường 40 tấn cá, doanh thu đạt 1, 2 tỷ đồng, trừ chi phí, HTX lãi 320 triệu đồng.

 

Không chỉ tạo hướng đi mới cho phát triển kinh tế, HTX nông, lâm, thủy sản Kỳ Sơn còn góp phần giải quyết việc làm cho từ 10 - 20 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 4- 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, HTX tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ 20 hộ dân ở 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh sinh sống ven lòng hồ sông Đà có nhu cầu phát triển nghề nuôi cá lồng.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Bảo, Giám đốc HTX nông, lâm, thủy sản Kỳ Sơn cho biết: “Trong thời gian tới, HTX tiếp tục phát triển và nhân rộng thêm 30 lồng cá, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm được thị trường ưa chuộng như trắm đen... Xã viên tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để có thị trường đầu ra ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, HTX sẽ thử nghiệm phát triển thêm mô hình chăn nuôi dê, bò sinh sản và trồng rau hữu cơ. Qua đó mở rộng quy mô HTX và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

 

 

                                                        Đức Anh

 

 

 

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục