(HBĐT) - Với tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 48%; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 6,3%/năm, những năm qua, huyện Cao Phong luôn dành sự đầu tư thỏa đáng để tạo đà cho nông nghiệp “cất cánh”.

 

Cao Phong có tổng diện tích đất tự nhiên 25.527,83 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 7.520 ha, diện tích mặt nước nuôi thủy sản khoảng 90 ha. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện  chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, trong đó, tập trung 2 cây trồng chủ lực là cây ăn quả có múi và mía. Trong đó, cây mía khoảng 2.400 ha, cây ăn quả có múi trên 2.100 ha.   

 

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để tạo nền tảng thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, những năm gần đây, huyện Cao Phong chủ động triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV, vắcxin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất cây có múi, mía mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện. Một mặt, tranh thủ sự hỗ trợ từ các chủ trương, chính sách của T.Ư, của tỉnh để phát triển mạnh lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

Nhiều năm “được mùa, mất giá” nhưng hiện mía vẫn là cây trồng chủ lực ở xã Dũng Phong (Cao Phong).

 

Trong công tác tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, UBND huyện tập trung chỉ đạo các ngành, cấp đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân; tuyên truyền nhân rộng  mô hình điển hình, tấm gương tiêu biểu xuất sắc trong sản xuất để cơ sở học tập, tham khảo, vận dụng nhân rộng. Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình điểm, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng để cán bộ, hội viên, nông dân biết và nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để thực hiện.

 

Bằng những nỗ lực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ việc thực hiện chính sách, đến nay, huyện Cao Phong đã thu hút được 4 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện Quyết định số 10, ngày 27/4/ 2015 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020: năm 2015 có 75 hộ đăng ký phát triển 150 lồng cá, tổng nhu cầu kinh phí  3,7 tỷ đồng; năm 2016 có 58 hộ đăng ký 136 lồng, tổng nhu cầu kinh phí 5,969 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 11, ngày 27/4/ 2015 của UBND tỉnh “Quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn 2015-2020”; năm 2015 có 4 hộ đăng ký 7,85 ha, tổng nhu cầu kinh phí 111 triệu đồng; năm 2016 có 50 hộ đăng ký 69 ha, tổng nhu cầu kinh phí 1.379 tỷ đồng...

 

Huyện đã dành sự quan tâm thỏa đáng, tuy nhiên kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn chưa cao. Nguyên do theo đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện: Hiện tại, việc liên kết để tiêu thụ nông sản (cam, mía) giữa người nông dân và các doanh nghiệp chưa bền vững. Quy mô sản xuất nông nghiệp tại địa phương nhỏ lẻ, manh mún, việc tiêu thụ chủ yếu qua tư thương mua tại các vườn hộ gia đình và bán lại tại các chợ đầu mối. Việc dồn điền, đổi thửa xây dựng cánh đồng lớn ở huyện còn nhiều khó khăn dẫn đến chưa hình thành được mô hình sản xuất theo chuỗi để sản xuất, tiêu thụ với với quy mô lớn. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng hết sức khó khăn.       

 

Để tạo đà cho phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, huyện Cao Phong đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí dồn điền, đổi thửa xây dựng cánh đồng lớn để có thể đưa cơ giới, máy móc, KH-KT vào sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. Đề nghị bổ sung đối tượng áp dụng tại Quyết định số 33, ngày 4/11/2015 của UBND tỉnh “Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020” nhằm tạo cơ chế mở cho các tiểu thương được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Đề nghị đơn giản hóa hồ sơ yêu cầu điều kiện được hỗ trợ trong Quyết định số 10, ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh “Quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020”; Quyết định số 11, ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh  “Quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”... để nông nghiệp huyện Cao Phong phát triển bền vững.

 

 

                                                                                Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục