(HBĐT) - Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã Mai Hịch (Mai Châu) còn 12%. Thu nhập bình quân đạt gần 19 triệu đồng/ người/năm. Đây là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng của người dân trong xã thực hiện các chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững.

 

Có được bứt phá trong công tác giảm nghèo phải kể đến vai trò của chính quyền xã trong việc đề ra kế hoạch, chương trình hành động. Bên cạnh đó, theo đồng chí Vì Văn Huệ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Giảm nghèo thành công là nhờ MTTQ và các đoàn thể đã phát huy cao vai trò, trách nhiệm, bám sát chủ trương, tích cực đến từng hộ dân vận động, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, xóa bỏ tập tục sản xuất lạc hậu, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Xã quan tâm đến công tác tuyên truyền về giảm nghèo với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú. Giới thiệu những gương điển hình trong làm giàu, các mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả cao... giúp người dân vận dụng làm theo. Nhờ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế của các hộ.

Người dân xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) đầu tư trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Để hỗ trợ người dân làm kinh tế hiệu quả, xã Mai Hịch thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT giúp người dân nắm vững kiến thức, kỹ thuật, chăm sóc cây trồng, vật nuôi đúng thời kỳ. Năm 2016, Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức 12 lớp tập huấn về KHKT trong chăn nuôi, chăm sóc cây trồng thu hút khoảng 1.000 lượt người tham gia. 1 lớp hướng dẫn trồng rừng sản xuất với 30 thành viên. Quý I/2017, Trung tâm học tập cộng đồng của xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở lớp tập huấn chăn nuôi gà tại xóm Ngõa thu hút 30 học viên. Bên cạnh đó, tại các buổi họp xóm đều được lồng ghép tuyên truyền về những mô hình làm kinh tế giỏi. Mai Hịch thực hiện công khai, minh bạch phân bổ cây, con giống được hỗ trợ. Xã phân bổ về xóm, xóm  xem xét phân theo vòng luân phiên nhau cho các hộ. Năm 2016, nằm trong chương trình NTM, xã được đầu tư 40 con lợn giống, 3 tạ ngô giống. UBND huyện Mai Châu hỗ trợ xóm Hải Sơn 5 tạ phân bón.

 

Bên cạnh đó, xã quan tâm đầu tư công tác thủy lợi. Thực hiện tốt việc quản lý và điều tiết nước ở các hồ, đập phục vụ sản xuất, thường xuyên nạo vét kênh mương, kiểm tra các công trình thủy lợi, tu sửa, nâng cấp công trình hư hỏng. Huy động 810 ngày công cho chiến dịch toàn dân làm thủy lợi. Năm 2016, xây dựng mương Nà Tó, xóm Ngõa với chiều dài 340,9 m, tổng giá trị 253,9 triệu đồng. Ngoài ra, xã còn quan tâm tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Năm 2016, tổng dư nợ các kênh cho vay vốn lên tới gần 37 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay Ngân hàng NN &PTNT hơn 19 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 17 tỷ đồng. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả đúng kỳ hạn, không có lãi tồn đọng.

 

Với việc thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong công tác giảm nghèo, bộ mặt nông thôn xã Mai Hịch đã đổi thay. Nhiều xóm kinh tế phát triển như xóm Hịch 1, Hịch 2 riêng thu nhập từ du lịch cộng đồng của 2 xóm đạt hơn 600 triệu đồng/năm. Xóm Hải Sơn chú trọng trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xóm Ngõa với mô hình nuôi bò vỗ béo. Nhiều hộ gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng.

 

                                                                              Thu Thuỷ

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục