(HBĐT) - Ngày 22/8, huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.
Sau 15 năm (2002-2017) hoạt động, nguồn vốn các chương trình cho vay được bảo toàn và không ngừng phát triển, đế tháng 7/2017, tổng nguồn vốn đạt 235.635 triệu đồng, tăng 15,2 lần so với năm 2003. Từ 2 chương trình cho vay từ khi mới thành lập, đến nay phòng giao dịch huyện đang thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách chủ yếu uỷ thác qua 4 tổ chức CTXH với tổng dư nợ đạt 236.535 triệu đồng với gần 8.000 khách hàng đang dư nợ. Trong đó chương trình cho vay hộ nghèo có dư nợ cao nhất đạt 67.934 triệu đồng với 2.100 hộ còn dư nợ; dư nợ chương trình cho vay hộ cận nghèo đạt 41.759 triệu đồng; dư nợ chương trình SXKD đạt 38.787 triệu đồng...
Lãnh đạo huyện Lạc Thuỷ tặng giấy khen cho các tập thể xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách.
Trong 15 năm qua, phòng giao dịch huyện đã đầu tư 534.205 tỷ đồng cho 38.393 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để SXKD, tạo việc làm; mức dư nợ bình quân từ 3 triệu đồng năm 2003 lên 30,3 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 13.335 hộ gia đình thoát nghèo; 1.215 lao động được tạo việc làm mới; 3.815 HSSV được vay vốn để học tập; 916 hộ nghèo được xây mới nhà ở; xây mới sửa chữa được 10.202 công trình NS&VSMT nâng cao chất lượng cuộc sống... NHCSXH huyện uỷ thác 13/14 chương trình tín dụng chính sách với 99,5% dư nợ. Toàn huyện có 217 tổ TK&VV, trung bình 1 tổ có 36 thành viên, dư nợ quản lý 1.084 triệu đồng; qua xếp loại có trên 94% tổ được xếp loại tốt, không có tổ trung bình yếu kém.
Giai đoạn 2017-2020, huyện Lạc Thuỷ đặt mục tiêu: nguồn vốn bổ sung từ ngân hàng cấp trên tăng trưởng từ 12% trở lên; nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng 20%; dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tăng trưởng trên 12%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,15%; thu lãi đạt trên 98% số lãi phải thu; đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên chức theo mức khoán của ngành.
Nhân dịp này, có 10 tập thể và 10 cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động tín dụng chính sách giai đoạn 2002-2017 được NHCSXH tỉnh và UBND huyện khen thưởng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…
(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.