(HBĐT) - Đến giữa tháng 11 này, những sản phẩm cam quả có chất lượng cao của huyện Lạc Thủy sẽ chính thức được khoác lên mình một tấm áo bảo hộ mang tên "cam Lạc Thủy”. Sau nhiều nỗ lực và tâm huyết để đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể, tỉnh ta lại có thêm một nông sản địa phương được tăng cường sức mạnh và sẵn sàng vươn ra các thị trường lớn.



Sau khi đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể "Mía tím Hòa Bình”, giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh của cây mía tím đã tăng cao. ảnh: Người dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thu hoạch mía tím.

Như vậy, tính thêm cam Lạc Thủy thì đến nay, tỉnh ta đã có 6 nông sản địa phương được bảo hộ thành công Nhãn hiệu tập thể, gồm: mía tím Hòa Bình, hạt dổi Lạc Sơn, nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi, rau su su Tân Lạc, quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn. Ngoài ra, còn có 2 sản phẩm khác được tự hào mang tên địa danh và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể là rượu cần Hòa Bình và dệt thổ cẩm Mai Châu. Đặc biệt, đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này, cam Cao Phong đang là nông sản nổi bật nhất của tỉnh được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý – một bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ tại tỉnh Hòa Bình.

Được biết, điều kiện để một nông sản địa phương được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, đầu tiên đó phải là sản phẩm có uy tín, có thị trường và tiềm năng phát triển. Sau đó là một loạt các điều kiện khác: các nhà sản xuất, kinh doanh tự nguyện tham gia một tổ chức tập thể chung để cùng sản xuất và phát phát triển sản phẩm; chính quyền địa phương có chủ trương phát triển sản phẩm, cho phép sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu tập thể, hướng dẫn và hỗ trợ thành lập một tổ chức tập thể để đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể; đảm bảo chuẩn hóa về chất lượng và mẫu mã sản phẩm khi lưu thông ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khi cần truy xuất nguồn gốc...

Tại tỉnh ta, theo thống kê đánh giá của các địa phương, có 34 sản phẩm là đặc sản địa phương cần được hỗ trợ phát triển và đăng ký sở hữu trí tuệ để tăng lợi thế cạnh tranh khi vươn ra các thị trường lớn. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10/2017 mới có 1 sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, 7 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm 2 nông sản là cam của huyện Lạc Thủy và bưởi đỏ của huyện Tân Lạc được cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đặc biệt, đến đầu năm 2018, sản phẩm cá, tôm sông Đà sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Đây sẽ là nhãn hiệu chứng nhận đầu tiên được cấp cho một nông sản đặc sản của tỉnh, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lộ trình xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa nổi bật, hướng tới một nền sản xuất có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

Đồng chí Bùi Văn Chủm, Phó Giám đốc Sở KH&CN nhìn nhận: Vài năm gần đây, các địa phương, trực tiếp là người sản xuất đã quan tâm hơn đến việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp nổi bật của mình. Sau một thời gian dài sản xuất, kinh doanh tự phát với quy mô nhỏ lẻ, họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường gắn với xây dựng và bảo hộ thương hiệu, từ đó đã thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký các hình thức bảo hộ như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể... Đây là các hình thức được pháp luật bảo hộ, không chỉ có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất mà còn mang tới những giá trị mới cho nông sản địa phương. Chính vì vậy, được xem là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường sức mạnh và nâng cao giá trị cạnh tranh cho nông sản khi vươn ra các thị trường lớn.

                                         Thu Trang



Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục