(HBĐT) - Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc đã giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.


Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình bà Bùi Thị Nay, xóm Đóng, xã Phong Phú (Tân Lạc) đầu tư nuôi bò góp phần ổn định cuộc sống.

Gia đình bà Bùi Thị Nay, xóm Đóng, xã Phong Phú trước đây là hộ nghèo. Gia đình bà có 6 khẩu chỉ trông chờ vào 1.200 m2 lúa nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Từ khi được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư vào phát triển sản xuất, năm 2014, gia đình bà đã thoát nghèo. Đến năm 2015, gia đình bà lại được vay chương trình hộ cận nghèo đầu tư nuôi bò. Ngoài ra, gia đình bà còn được vay vốn chương trình NS&VSMT để làm công trình nước sạch và vay vốn chương trình HS-SV cho con đi học. Đến nay, gia đình bà Nay có dư nợ 3 chương trình tín dụng với số tiền 54 triệu đồng. Hàng tháng, bà trả lãi đầy đủ, không có nợ quá hạn.

Huyện đang triển khai nHiện nay, phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc đang triển khai thực hiện 13 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ 293.577 triệu đồng. Tổng nguồn vốn hoạt động 294.488 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn từ T.ư 283.251 triệu đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương 10.573 triệu đồng; nguồn vốn uỷ thác tại địa phương 700 triệu đồng. NHCSXH huyện đã giải ngân kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến đối tượng thụ hưởng theo quy định tại các điểm giao dịch xã. Trong đó, dư nợ hộ nghèo đạt 115.344 triệu đồng với 4.922 hộ còn dư nợ; chương trình cho vay hộ SX-KD vùng khó khăn dư nợ 33.809 triệu đồng với 1.891 hộ còn dư nợ; chương trình NS&VSMT dư nợ 30.703 triệu đồng với 2.931 hộ còn dư nợ... Phòng giao dịch hiều biện pháp phát huy hiệu quả từng chương trình cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn trên địa bàn chỉ chiếm 0,09%/tổng dư nợ.

Thông qua 13 chương trình tín dụng ưu đãi, hiệu quả đồng vốn đã hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển SX-KD, cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội. Kênh tín dụng ưu đãi thông qua phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy tính công khai, dân chủ, tiết kiệm chi phí. Các mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền cơ sở và nhân dân thêm gần gũi, bền chặt hơn. Các tổ chức hội, đoàn thể thông qua 341 tổ TK&VV làm tốt công tác quản lý vốn, huy động tiết kiệm. 

Đồng chí Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: Trong 15 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện và ban đại diện hội đồng quản trị (HĐQT); sự phối hợp tích cực của các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác, sự nhiệt tình và trách nhiệm của ban quản lý tổ TK&VV. Chất lượng hoạt động tín dụng cho vay ưu đãi đã được củng cố; hoạt động cho vay thông suốt với thủ tục đơn giản. Nguồn vốn của NHCSXH đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời. Trong 15 năm hoạt động, đã có 49.551 lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ 13 chương trình tín dụng ưu đãi. Doanh số cho vay trên 610 tỷ đồng, đầu tư đến 100% địa bàn khó khăn. Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt trên 30 triệu đồng và giúp 13.031 hộ thoát nghèo. Nguồn vốn của NHCSXH đã giúp hộ nghèo xây dựng được 2.559 ngôi nhà, 8.820 công trình NS&VSMT, đã có 223 người đi xuất khẩu lao động; trên 3,5 ngàn lao động trong huyện được tạo việc làm từ các dự án giải quyết việc làm; có 3.241 HS-SV được vay vốn đi học, tạo nguồn nhân lực có tri thức cho tương lai. Nguồn vốn được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng, do đó, NHCSXH đã trở thành người đồng hành, địa chỉ đáng tin cậy của người dân.

 

                                                                    Đinh Thắng

 


Các tin khác


Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục