(HBĐT) - Những ngày cuối năm, sau hơn 2 tháng xảy ra đợt mưa lũ lịch sử vào trung tuần tháng 10, đồng đất huyện Yên Thủy đang hồi sinh trở lại. Vụ đông - xuân tuy bất thuận là vậy nhưng người dân nơi đây không nản lòng, vẫn nỗ lực khôi phục sản xuất.


Nông dân xóm Lương Cao, xã Lạc Lương (Yên Thủy) chăm sóc rau vụ đông.

Đồng chí Vũ Hồng Thanh, Phó phòng NN&PTNT huyện chia sẻ: Đó là thời điểm tình hình nông nghiệp của huyện chồng chất khó khăn. Theo thống kê từ các xã, thị trấn có gần 425 ha lúa thiệt hại, diện tích rau màu thiệt hại khoảng 818 ha, cây công nghiệp, cây ăn quả thiệt hại trên 206 ha. Mưa lũ đã cuốn trôi 204 con gia súc, gần 14.000 con gia cầm, 95 ha nuôi thủy sản bị ngập. Các hồ trên địa bàn mặc dù được tiêu thoát trước đó nhưng do lượng mưa quá lớn nên hầu hết các hồ chảy trên ngưỡng tràn từ 20 - 40 cm. Một số hồ đã tràn qua thân đập như hồ Lạng - xã Lạc Thịnh, hồ Cây Vừng - xã Ngọc Lương, hồ Sung - xã Yên Lạc, hồ Tắc Lót - xã Lạc Thịnh. Thống kê có 8 hồ, 5 ngầm, 10 bai, 185 m kênh mương bị hư hỏng, ảnh hưởng. Thiên tai lịch sử gây thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng cho sản xuất nông nghiệp, giao thông và đời sống sinh hoạt của người dân Yên Thủy, trong đó thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp nặng nề nhất.

Để sớm khắc phục hậu quả mưa lũ, các xã đã tập trung thu hoạch lúa, các loại cây màu. Cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã huy động lực lượng hỗ trợ người dân thu hoạch. Các hộ có diện tích cam, bưởi bị ngập, rụng quả tổ chức dọn dẹp vườn, phun thuốc chống nấm, rắc vôi bột, phá váng. 12 tổ hợp tác dùng nước, UBND các xã và Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi khắc phục kịp thời những ảnh hưởng nhỏ như khơi thông dòng chảy, báo cáo đề xuất tỉnh hỗ trợ kinh phí sửa chữa các công trình thủy lợi trọng điểm xung yếu đang bị hư hỏng nặng. Những phần việc được tiến hành khẩn trương đã giúp ổn định tình hình sản xuất, giải quyết những khó khăn khi chuyển sang vụ đông - xuân.

Năm nay, vụ đông - xuân vẫn được huyện Yên Thủy triển khai đảm bảo khung thời vụ. Những diện tích mới trồng bị thiệt hại do đợt mưa lũ được trồng dặm bổ sung. Tuy nhiên, liên quan đến thời vụ gieo trồng nên diện tích ngô đông giảm còn 50% so với cùng kỳ. Đổi lại, các cơ quan chuyên môn huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, lựa chọn những loại cây trồng thích hợp để bù đắp về sản lượng. Các cây trồng ngắn ngày như khoai sọ, bí đỏ, bí xanh được đưa vào vụ đông tăng về diện tích. Đặc biệt, chủ trương tập trung cho các loại rau vụ đông như bắp cải, xà lách, su hào, cải ngọt, đậu… được nông dân các xã, thị trấn hưởng ứng và đưa vào trồng với diện tích lớn, trồng gối vụ. Diện tích rau đậu trồng nhiều ở các xã: Yên Lạc, Yên Trị, Hữu Lợi, Đoàn Kết, Phú Lai, Bảo Hiệu, Lạc Lương, Ngọc Lương…

Trên cánh đồng xóm Lương Cao, xã Lạc Lương, bà Bùi Thị Ngần đang chăm sóc diện tích su hào, bắp cải. Bà Ngần cho biết: Các vụ đông trước, trên 500 m2 đất ruộng 1 vụ này, tôi trồng khoai lang nhưng năm nay trồng muộn, tôi chuyển sang rau đông. Do hợp đất, nước tưới đảm bảo nên rau phát triển tốt, cho thu hoạch trong ít ngày tới.

Thống kê toàn huyện trồng 250 ha cây rau vụ đông. Diện tích bí đỏ, bí xanh vẫn là chủ lực ở vụ này. Cũng theo đồng chí Vũ Hồng Thanh, Phó phòng NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn mặc dù chịu tác động của đợt thiên tai và bệnh lùn sọc đen diễn biến phức tạp nhưng vượt lên trên hết, bà con nông dân đã sớm phục hồi sản xuất, năng động chuyển sang trồng các cây rau màu ngắn ngày có giá trị, đồng thời đảm bảo tính chủ động chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ chiêm - xuân tới đây. Đáng chú ý, diện tích cây ăn quả có múi sau thiệt hại đã khắc phục kịp thời và tiếp tục được nông dân mở rộng. Năng suất lúa, giá lạc, ngô tuy giảm mạnh nhưng bù lại, diện tích bí xanh, bí đỏ lại tăng cao và bán được giá hơn. Ngành chăn nuôi sau thiên tai cũng từng bước vực dậy và đi vào ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra, duy trì tổng đàn trâu trên 10.200 con, đàn bò 7.673 con, đàn dê gần 9.400 con, đàn lợn trên 45.000 con và đàn gia cầm trên 668.000 con.


                                                                    Bùi Minh


Các tin khác


Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục