Chiều 24-12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 16 (Tembin). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư; đầu cầu các địa phương đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ.


Trước diễn biến bão 16 phức tạp, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT kiến nghị các công việc cấp bách là cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 16; tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đặc biệt là trên đài truyền hình, đài phát thanh địa phương từ tỉnh đến xã, phường, ấp về dự báo bão kèm theo công điện chỉ đạo, chỉ huy và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh để người dân chủ động thực hiện. Bố trí, sắp xếp, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền neo đậu tại các khu tránh trú bão, tránh va đập làm hư hỏng, chìm tàu như đã xảy ra trong các trận bão vừa qua. Đối với những phương tiện tàu, thuyền khác và các phương tiện, ghe phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân phải kiên quyết chỉ đạo di chuyển sâu vào phía trong sông, kênh, rạch, neo đậu bảo đảm an toàn. Kiên quyết không để người dân nào trên các phương tiện tàu, thuyền khi bão đổ bộ.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến kết luận hội nghị.

Huy động lực lượng kiên quyết cưỡng chế đối với những trường hợp cố tình không chịu di dời. Huy động lực lượng chặt tỉa cành cây và giúp dân chằng chống nhà cửa, neo đậu thuyền, ghe gia cố và di chuyển lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Huy động lực lượng giúp dân thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, cây ăn trái, thủy sản để giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra. Tổ chức kiểm tra và gia cố kịp thời hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc hữu tuyến và vô tuyến để hạn chế thiệt hại, đồng thời bảo đảm thông tin thông suốt phục vụ hiệu quả chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả do bão và mưa lũ gây ra. Triển khai phương án bảo đảm an toàn hồ đập, hệ thống đê biển. Duy trì, bố trí tối đa lực lượng phương tiện để sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn nhất là tại các khu vực trọng điểm.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân, không chủ quan. Cả hệ thống chính trị và người dân, doanh nghiệp phải vào cuộc; có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất tập trung mọi lực lượng ứng phó bão với phương châm "bốn tại chỗ", có sự hỗ trợ kịp thời của các LLVT; nắm chắc thông tin về thiệt hại do bão đi qua. Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát để bảo đảm không còn tàu thuyền trên biển trước khi bão vào; đưa tàu thuyền vào những nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho các giàn khoan trên biển; bảo vệ các công trình hạ tầng,

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương nỗ lực các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng đã tích cực vào cuộc ứng phó bão số 16. Thủ tướng nêu rõ, theo các dự báo, đây là cơn bão mạnh, triều cường nằm trong cấp thảm hoạ, nếu chúng ta chủ quan, sơ suất trong chỉ đạo sẽ gây thiệt hại lớn.

Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, tất cả địa phương, người dân theo dõi sát thông tin về diễn biến bão; các địa phương phải tuyên truyền, quán triệt cho người dân không được chủ quan, lơ là với bão 16; các cơ quan thông tấn, báo chí phải tuyên truyền rõ, thông tin đến tận người dân nhận thức được tình hình; yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương theo dõi sát với diễn biến cơn bão để thông báo kịp thời đến các địa phương, người dân.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh cần có biện pháp cần thiết di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; huy động các lực lượng Công an, Quân đội, thanh niên... giúp dân chằng chống nhà cửa để giảm thiểu thiệt hại khi có bão; bảo đảm an toàn cho các giàn khoan dầu khí, tàu biển đi qua. Nếu cần thiết, đóng giàn khoan, đưa công nhân vào bờ để bảo đảm an toàn tuyệt đối. Bộ Công thương phối hợp với các cơ quan liên quan phụ trách vấn đề này. Không để thiệt hại quá lớn đối với các diện tích trồng lúa, tôm. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các LLVT, lực lượng chức năng huy động lực lượng cần thiết sẵn sàng ứng cứu trước, trong, sau bão để giúp người dân ứng phó và khắc phục hậu quả do bão gây ra.

Ngay tối 24-12, Thủ tướng cử hai đoàn công tác, trong đó một đoàn do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các vùng địa phương bị ảnh hưởng để tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành. Thủ tướng yêu cầu các địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung công tác chỉ đạo, ứng phó bão. Trong vùng trọng điểm, các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh phải đặc biệt quan tâm ứng phó bão 16 với tinh thần phải đôn đốc đến từng gia đình. Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý bão Linda cách đây 20 năm gây thiệt hại lớn về người và tài sản ở khu vực phía nam là bài học kinh nghiệm đau xót, do đó, các địa phương, lực lượng chức năng tuyệt đối không được coi thường, chủ quan trước tính mạng nhân dân. Khi tàu đã về nơi tránh trú thì ngư dân tuyệt đối không được ở trên tàu mà phải lên bờ, giao phương tiện cho các lực lượng chức năng quản lý để bảo đảm an toàn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nhắn tin đến các thuê bao về các cơn bão để nắm bắt thông tin và đề cao cảnh giác; giao Bộ đội Biên phòng tìm mọi biện pháp liên lạc, kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động trên biển về ngay bờ; có biện pháp mạnh đối với những tàu cố tình vi phạm. Thủ tướng yêu cầu các địa phương, các ngành, các lực lượng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải có phương án cụ thể khắc phục ngay sau bão, không để bất cứ người dân nào gặp khó khăn, thiếu đói, không để dịch bệnh sau bão.

Thủ tướng đề nghị các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, UBND các địa phương trong vùng ảnh hưởng bão 16 với tinh thần trách nhiệm cao nhất, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để chủ động ứng phó hiệu quả bão, kịp thời triển khai các chỉ đạo, điều hành để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

TheoNhanDan

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục