(HBĐT) - Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi về huyện Kỳ Sơn - mảnh đất vùng hạ du thủy điện Hòa Bình được gặp, nghe kể về những tấm gương năng động, tiêu biểu trong lao động, sản xuất, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế. Mỗi câu chuyện đều chứa đựng quyết tâm và khát vọng vươn lên làm giàu.


Ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn có lẽ ai cũng biết anh Trịnh Văn Yên, hộ nông dân tiêu biểu được vinh danh tại hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh năm 2017. Với anh, để có được thành công là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng, vượt qua khó khăn, thử thách, bởi anh từng là người có quá khứ lầm lỗi.

Năm 2005, anh Yên bắt đầu con đường làm kinh tế chân chính, quyết tâm làm lại cuộc đời. Khởi nghiệp từ 1,3 ha mặt nước thầu lại của hợp tác xã Đoàn Kết và gần 4 ha ao của một số hộ dân ở trong khu bỏ hoang, anh vay vốn đầu tư nuôi cá, vịt. Năm đầu tiên bị lũ tràn ao nên mất trắng, dù vậy anh không nản. Năm 2006, anh tiếp tục vay tiền đầu tư cống thoát lũ, thả 2 tấn cá giống, nuôi 1.500 con gà, vịt. Vụ đó thu về gần 10 tấn cá thịt, hàng tấn gà, vịt. Có vốn, anh mạnh dạn thầu 6 ha đồi, núi trọc trồng rừng. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, anh tiếp tục mở rộng sản xuất, chăn nuôi. Nhận thấy vị trí gần đường 6, giao thông thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, anh nuôi thêm lợn rừng lai. Thấy chăn nuôi hiệu quả, anh đầu tư xây dựng trang trại nuôi từ 5.000 - 10.000 gà đẻ trứng và lấy thịt, đồng thời thầu và mua thêm gần 300 ha đồi trọc để trồng keo. Thời điểm đó, mỗi năm anh thu khoảng 400 - 500 triệu đồng từ chăn nuôi, tiền thu được từ chăn nuôi anh tiếp tục đầu tư trồng rừng. Đến cuối năm 2008, anh đã mở rộng diện tích rừng đến 300 ha. Tích lũy để tái đầu tư, đến nay, anh Trịnh Văn Yên đã xây dựng được trang trại với diện tích 950 ha kinh doanh, dịch vụ du lịch sinh thái, mô hình vườn, ao, chuồng kết hợp lấy ngắn nuôi dài. Khu trang trại có 2,5 ha mặt nước ao, hồ, 30 con bò, 50 con dê, 20 con lợn nái bản địa và 70 con lợn thương phẩm, hàng năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Trang trại của anh giải quyết, tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho 35 lao động với mức lương từ 5 - 6 triệu đồng/người/ tháng và hàng trăm lao động thời vụ với thu nhập 200.000 đồng/ngày.


Các cơ sở sản xuất chổi chít ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương.

Rời trang trại của anh Trịnh Văn Yên, chúng tôi đến xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ được ông Phạm Đình Đề, Trưởng xóm giới thiệu: Xóm hiện có 7 xưởng chổi chít do 7 hộ dân làm chủ. Không chỉ tạo thu nhập cho gia đình, các xưởng còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài địa bàn với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/ tháng, có lao động đạt 4 - 4,5 triệu đồng/tháng, như gia đình anh Ngô Quang Khương có 14 xưởng sản xuất tại các xã: Phú Minh, Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phúc Tiến, Mông Hóa, xưởng của hộ ông Quách Ngọc Thành giải quyết việc làm cho 20 lao động của xóm và nhiều lao động ở các nơi khác. Thu nhập từ các xưởng chổi chít chiếm gần 30% tổng thu nhập của xóm.

Trưởng xóm Máy Giấy đưa chúng tôi đến thăm các xưởng chổi chít trong xóm. Qua câu chuyện của những người làm nghề chúng tôi thấu hiểu hơn những nỗ lực vượt khó bám trụ với nghề để có được thành công. Vợ chồng anh Ngô Quang Khương bắt đầu với số vốn chỉ khoảng chục triệu đồng, ngay lần đầu sản xuất, kinh doanh đã bị thất thoát tiền, hàng gây nên tâm lý chán nản. Năm 2002, được vay vốn từ quỹ xóa đói, giảm nghèo cộng với khoản tiền dành dụm gia đình anh tiếp tục tái đầu tư. Để tiết kiệm chi phí anh trực tiếp đi các tỉnh Sơn La, Điện Biên mua chít về sản xuất, từ đó, cơ sở dần được mở rộng, lượng công nhân ngày một tăng lên. Sản phẩm cũng ngày càng đa dạng với nhiều chủng loại. Để hoàn thành một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Do đó, anh đã tìm tòi cải tiến kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Anh cải tiến chiếc máy cưa thành máy vót có người điều khiển thay thế việc vót bằng dao, chế tạo máy guồng cuốn thép thay cho việc cuốn chổi bằng tay… Năng suất, sản lượng tăng cao anh lại trực tiếp tìm thị trường tiêu thụ, không bán hàng qua nhiều trung gian, đến nay duy trì ổn định cung cấp sản phẩm cho 1 thương lái ở Trung Quốc. Hiện các xưởng sản xuất của gia đình anh có ở nhiều xã trong huyện với lượng công nhân trên dưới 250 người, sản xuất khoảng 4.000 chiếc chổi/ ngày. Từ sản xuất chổi chít cho gia đình anh thu nhập khoảng 20 tỉ đồng/năm (chưa trừ chi phí).

Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn còn nhiều tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, TTCN như hộ ông Lại Văn Minh, khu 2- thị trấn Kỳ Sơn sản xuất TTCN; hộ ông Nguyễn Văn Lực, xóm Tân Thịnh - xã Hợp Thành kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi; hộ ông Nguyễn Văn Tún, xóm Nội - xã Mông Hóa chăn nuôi, đồi rừng… Các mô hình đều cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Bằng bàn tay, khối óc, sức lao động và sự quyết tâm, nỗ lực, họ thực sự là những tấm gương sáng tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, góp phần để quê hương Kỳ Sơn mỗi mùa xuân về thêm đổi thay, phát triển.


Hà Thu

Các tin khác


Nông nghiệp sạch hữu cơ- tấm thẻ xanh cho nông dân

(HBĐT) - Với lợi thế về đất đai và khí hậu, tỉnh ta đang sở hữu nhiều loại nông sản có chất lượng cao được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Đặc biệt, các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ được coi là tấm thẻ xanh cho nông dân trên đường hội nhập. Mới đây, 3 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ta được tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, gồm: sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn; cam Cao Phong và nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi). Đây là các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu nhờ đáp ứng các tiêu chí hiệu quả kinh tế nổi bật, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Đảm bảo cung ứng tiền mặt tại các cây ATM trên toàn tỉnh

(HBĐT) - Dịp tết luôn là thời điểm mà nhu cầu rút tiền tại các ATM của người dân tăng lên gấp nhiều lần so với ngày thường. Tại nhiều địa điểm khu vực thành phố Hòa Bình cá biệt còn xảy ra tình trạng máy một số cây ATM hết tiền. Thực tế, mặc dù liên tục được phía các ngân hàng bổ sung thêm tiền liên tục nhưng  cây ATM vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền của đông đảo nhân dân trong một thời gian ngắn, nhiều người đã phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới rút được tiền.

Đặc sắc mùa lễ hội Cam, Bưởi


(HBĐT) - Xưa nay, nhắc đến lễ hội ở các địa phương trong tỉnh, người ta thường nghĩ đến các lễ hội truyền thống mang màu sắc văn hóa tâm linh. Còn gần đây, có một "lễ hội” khác thuận theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng đang được người dân hào hứng đón nhận, đó là lễ hội cam, bưởi. Khi cam, bưởi bước vào thời kỳ chín rộ (tức là từ tháng 11 dương lịch cho đến hết Tết Nguyên đán) cũng là lúc người vùng cam, vùng bưởi tổ chức lễ hội.

Những con đường vươn tới ấm no

(HBĐT) - Nếu so với mươi năm về trước, diện mạo giao thông, hạ tầng giao thông của tỉnh có bước tiến vượt bậc. Những con đường tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp, ngày một nối dài vươn tới vùng cao, vùng sâu, vùng xa, mang lại những cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân sinh.

Rừng vàng mang về những mùa xuân no ấm

(HBĐT) - Những cánh rừng trồng xanh ngắt, những vườn keo lai, keo tai tượng xen lẫn với trám, lát vươn mình trong nắng gió. Đất trời được khoác lên mình tấm áo xanh đầy sức sống của rừng. Dưới ánh nắng xuân ấm áp, mầm xanh đang trỗi dậy đầy sức sống. Rừng đang xanh lại.

Tuổi trẻ Tân Lạc chung tay xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Phát huy sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần xung kích, ĐV-TN huyện Tân Lạc đã có những việc làm cụ thể, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng NTM ở địa phương…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục