(HBĐT) - Ngoài hàng trăm gia trại chăn nuôi, huyện Lạc Thủy hiện đứng đầu tỉnh với 18 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận. Tất cả các trang trại đều tổ chức sản xuất, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Điều đáng nói là thành quả trên có sự đóng góp quan trọng của việc thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn.


Anh Bùi Văn Giang, xã An Bình (Lạc Thủy) đầu tư chăn nuôi gia cầm với quy mô 1 vạn con.

Ở xóm An Sơn, xã An Bình có anh Bùi Văn Giang là chủ cơ sở chăn nuôi và cung cấp gà giống Lạc Thủy. Năm 2012, anh mạnh dạn dùng toàn bộ nguồn vốn tích góp cộng vốn vay ngân hàng để đầu tư xây dựng cơ sở với quy mô 8.000 – 10.000 con gà giống và gà thịt mỗi năm. Để phát triển sản xuất chăn nuôi, anh liên doanh, liên kết với các hộ nông dân trong vùng để cung cấp trứng ấp cho cơ sở mình. Từ chỗ tự tìm nguồn tiêu thụ ngoài thị trường, đến nay, trại gà của anh đã cung ứng gà giống và gà thịt trên phạm vi cả nước. Với phương thức làm ăn uy tín, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thường tự tìm đến trại nuôi để đặt mua. Năm 2017, với nguồn doanh thu lớn, sau khi trừ mọi chi phí còn mang lại cho anh lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.

Anh Bùi Văn Giang là một trong số những hộ cá thể điển hình đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi ở xã An Bình. Bên cạnh đó, huyện tập trung thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài. Cụ thể có các nhà đầu tư như Công ty cổ phần chăn nuôi Hòa Phát, Công ty TNHH Japfacomfeed, Công ty cổ phần NCK, Công ty cổ phần CP Việt Nam… Các công ty, doanh nghiệp này đầu tư chăn nuôi gà, lợn thương phẩm và gà, lợn giống với quy mô mỗi trại từ 2.000 - 3.000 con trở lên đối với lợn, 1 vạn con trở lên đối với gà.

Với phương thức chăn nuôi an toàn, các nhà đầu tư được tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để tạo nguồn lực thu hút, tuy nhiên cũng phải đáp ứng các quy định về môi trường, đất đai khi thuê đất, xây dựng chuồng trại. Đáng kể, việc thu hút đầu tư từ bên trong và bên ngoài địa bàn đã tạo đà thúc đẩy chăn nuôi phát triển, quy trình chăn nuôi an toàn được đặc biệt chú trọng. Đồng thời, giúp hàng trăm lao động nhàn rỗi từ nguồn tại chỗ có việc làm và thu nhập ổn định từ các trang trại, gia trại chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập kinh tế hộ.

Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Lạc Thủy, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi an toàn cũng là một trong những đường hướng chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp và công cuộc tái cơ cấu ngành. Các nhà đầu tư tập trung chủ yếu phát triển 2 chương trình gồm đàn gà Lạc Thủy, đàn lợn. Từ đây, các trang trại, gia trại chăn nuôi trên địa bàn thay đổi nhận thức, học tập cách làm, chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi tập trung an toàn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, triển khai đồng loạt việc áp dụng phương thức chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học… nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm khi cung ứng ra thị trường.

Huyện đã và đang triển khai một số cơ chế nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi như hỗ trợ xây dựng công trình ký sinh học, đệm lót sinh học, hỗ trợ phối giống, mua trâu, bò, lợn giống để phối giống, hỗ trợ mua gà, vịt, ngan hậu bị. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các chương trình nâng cao hiệu quả chăn nuôi gần 8 tỷ đồng, riêng hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi gần 6, 2 tỷ đồng. Cũng sau sự đầu tư mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh vào lĩnh vực chăn nuôi đã đóng góp sản lượng lớn, góp phần chuyển đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu dùng. Đến nay, ngành chăn nuôi chiếm 20,9% tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, huyện có tổng đàn 53.600 con lợn, 750.000 con gia cầm, 7.200 con dê và trên 11.300 con trâu, bò.

 

                                                                              Bùi Minh

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục