(HBĐT) - Tận dụng điều kiện khí hậu mát mẻ của xã vùng cao Quyết Chiến, anh Bùi Văn Tân, xóm Dọi, xã Tuân Lộ, huyện Tân Lạc đã mạnh dạn thuê đất đầu tư trồng các loại rau "ngoại nhập”, có nguồn gốc từ Hàn Quốc với các giống như: Củ cải, hành lá, cải bắp và súp lơ... bước đầu có hiệu quả.
Anh Bùi Văn Tân, xóm Dọi, xã Tuân Lộ (Tân Lạc) kiểm tra những luống củ cải giống Hàn Quốc.
Tháng 5/2017, anh Tân lên Quyết Chiến khảo sát
đất tại xóm Biệng và nhận thấy phù hợp để trồng các loại rau. Anh bàn tính với
gia đình thuê lại đất của 8 hộ với diện tích gần 1,5 ha, thời gian 5 năm với
mức thuê 23 triệu đồng/ha. Trong quá
trình thực hiện, anh được sự giúp đỡ
của Dự án GNI (Good Neighbors International), đây là tổ chức phi chính phủ của
Hàn Quốc hỗ trợ nông dân trồng rau, củ có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Dự án đã hỗ
trợ gia đình anh về kỹ thuật. Đồng thời, Dự án GNI đứng ra làm trung gian kết
nối các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm. Do đó anh yên tâm hơn khi
thực hiện mô hình.
Với giống củ cải Hàn Quốc, anh Tân đã trồng 5.000 m2,
hành lá 1.200 m2. Tùy từng thời vụ và thời gian gieo trồng khác nhau, như cây
củ cải trồng vụ hè mất khoảng 55 - 65 ngày, vụ đông 65 - 75 ngày mới cho thu
hoạch, trọng lượng củ cũng khác nhau. Tại thời điểm này, thời tiết vẫn lạnh,
cải củ sinh trưởng, phát triển tốt nên trọng lượng đạt 2,4 kg/củ to nhất, trung
bình đạt 1,2 kg/củ. Với giá bán 12.000 đồng/kg (trồng vào vụ hè giá bán lên đến
18.000 - 20.000đồng/kg). Với hành lá, sau 4 tháng cây mới cho thu hoạch. Trọng
lượng trung bình 3 lạng/cây hành lá, giá bán 20.000 đồng/kg.
Anh Bùi Văn Tân chia sẻ: Trồng rau, củ của Hàn Quốc
cho năng suất rất cao. Cuối năm 2017, gia đình tôi thu được 15 tấn củ cải, 2
tấn hành lá, thu về hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Đến đầu năm
2018, sản phẩm củ cải và hành lá lại cho thu hoạch, ước năng suất sẽ cao hơn
năm trước. Ngoài năng suất, sản lượng thì yếu tố về mẫu mã, chất lượng sản phẩm
phải được quan tâm. Để khách hàng tin tưởng thì sản phẩm phải đẹp về mẫu mã
nhưng chất lượng tuyệt đối an toàn tới tay người tiêu dùng, có như vậy sản phẩm
mới được bền vững. Chính vì vậy mà sản phẩm củ cải, hành lá của tôi làm tới đâu
bán hết đến đó.
Có thể nói, mô hình trồng các giống rau "ngoại nhập”
của anh Bùi Văn Tân có nhiều triển vọng, đưa được ra thị trường nhiều sản phẩm
sạch, mới lạ của xã vùng cao. Thời gian tới, dự tính anh sẽ trồng hết diện tích
đất đã thuê. Đồng thời tạo việc làm cho các hộ dân tại địa phương.
Đình Thủy
(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.
(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.
(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.