(HBĐT) Sau mấy ngày chìm trong biển nước, nhiều diện tích su su của bà con xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã bị héo rũ, nhiều hộ trồng su su đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng nề. Ngoài ra,”số phận” của nhiều diện tích lúa mới cấy cũng đang là dấu hỏi lớn, khi mà nước vẫn ngập trắng nhiều cánh đồng.

Sáng ngày 22/7, mưa đã tạnh, tia nắng mặt trời đã lấp ló, nhiều vườn su su bị ngập nay đã dần lộ khỏi mặt nước. Đường về vùng cao Tân Lạc với nhiều đoạn sạt lở, đặc biệt, từ địa phận của xã Quyết Chiến, dòng nước lũ đổ ầm ầm từ trên các sườn núi, tạo thành những thác nước chảy siết. Có đoạn, nước chảy tràn trên mặt đường nhựa, ngập bánh xe máy, nếu đi lại không cẩn thận, rất dễ bị dòng nước này quật ngã. "So với hôm qua thì nước đã rút đi đáng kể nhưng ruộng lúa vẫn ngập, su su chắc bị héo hết, nước ngập suốt mấy hôm nay mà. Trận mưa lớn hồi tháng 10 năm ngoái, su su đã bị úng, ra Tết chúng tôi phải trồng lại. Vừa thu hoạch được vài lứa thì lại bị ngập như này. Tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạ, e rằng năm nay còn mưa lũ nhiều nữa”, ông Bùi Văn Cúp, xóm Khao (xã Quyết Chiến) xót xa nhìn những thửa ruộng của xóm đang ngập trong dòng nước chảy siết.


Đến trưa ngày 22/7, nhiều diện tích su su của bà con xóm Biệng, xã Quyết Chiến vẫn chìm trong biển nước.


Sau mấy hôm bị ngập úng, nhiều diện tích su su của bà con xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã bị héo rũ.

Ở xã Quyết Chiến, Biệng là xóm có diện tích trồng su su lớn nhất. Khác với không khí nhộn nhịp mọi ngày, sau trận mưa lũ, cánh đồng su su vắng bóng người. Theo đồng chí Bùi Văn Bến, Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu, trong đó, lúa ngập 9,8 ha, ngô hơn 6 ha, còn su su thì ngập tới 22,5 ha. Năm ngoái, su su cũng bị ngập trong 4 – 5 ngày, sau đó, bà con gần như phải trồng lại hoàn toàn. Còn đợt này, đến nay, nước đã rút bớt nhưng cũng ngập suốt mấy ngày qua nên rất khó để khôi phục lại. Nhiều hộ đã đầu tư phân bón đến vài chục triệu, nay đang đứng trước nguy cơ mất trắng. Ví như hộ ông Bùi Văn Thiên, xóm Biệng, đã đầu tư hơn 60 triệu đồng nhưng mấy ngày qua ruộng su su bị ngập úng khá nặng...

Khảo sát trên cánh đồng su su ở khu trung tâm UBND xã Quyết Chiến, đến trưa ngày 22/7, nhiều vườn vẫn ngập trong nước. Đặc biệt, ở cuối xóm Biệng, với địa hình là vùng trũng nên nước chảy dồn về, tạo thành hồ nước sâu, su su hoàn toàn chìm trong biển nước. Những diện tích su su mà nước đã rút thì nhiều giàn đã bị héo rũ. Trước thực trạng ngâm nước trong thời gian dài, những người trồng su su đều không tỏ ra mấy lạc quan về khả năng sống sót của su su khi nước lũ rút hết. "Xóm Nam Hưng có 0,5 ha lúa bị ngập, còn su su thì ngập 2 ha. Năm ngoái, cây su su cũng ngập chừng ấy thời gian và sau đó bị hỏng hết nên nếu nói về khả năng có thể cứu được thì may lắm được khoảng 20% thôi”, ông Bùi Văn Diền, Trưởng xóm Nam Hưng, xã Quyết Chiến cho biết.

"Nhiều năm nay, su su là cây đem lại thu nhập chủ yếu cho gia đình tôi. Gia đình đã chuyển một số diện tích đất lúa sang trồng su su. Bây giờ, su su bị ngập nước, héo rũ hết thế này thì cuộc sống của gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Bùi Văn Cúp, xóm Khao (xã Quyết Chiến) rầu rĩ. Đó cũng là nỗi lòng nặng trĩu của nhiều hộ trồng su su ở xã vùng cao này. Tuy chưa thể thống kê chi tiết thiệt hại nhưng với tình hình hiện nay, thiệt hại mà đợt mưa lũ những ngày qua gây ra không nhỏ đối với vựa su su Quyết Chiến. Ngoài thiệt hại về hoa màu, Quyết Chiến cũng xảy ra sạt lở ở xóm Cá, chính quyền đã di rời kịp thời bà con đến nơi an toàn. Tuyến đường từ Quyết Chiến đi Lũng Vân, có đoạn bị nước lũ khoét sâu, việc đi lại gặp khá nhiều khó khăn. Dù đã tạnh mưa nhưng việc đi lại trên tuyến đường vùng cao cũng hết sức cẩn trọng, bởi nước lũ vẫn khá lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sạt lở đất, đá lở, đá lăn./.


                                                                                                 Viết Đào


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục