(HBĐT) - Từ năm 2013 đến nay, UBND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là dồn điền, đổi thửa. Đây chính là giải pháp then chốt, tạo nền tảng thuận lợi để huyện bước đầu thực hiện thành công việc tích tụ ruộng đất, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp với các yếu tố bền vững hơn, phù hợp yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. 


Nhờ xóa bỏ tình trạng ruộng đất manh mún, người dân xóm Đình, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để thực hiện chủ trương quan trọng này trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, UBND huyện Yên Thủy đã xác định rõ các trọng tâm, tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua 3 đề án chủ đạo: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2016-2020; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giai đoạn 2015-2020; Đề án chăn nuôi an toàn sinh học giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Yên Thủy làm cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, huyện Yên Thủy đã khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp để tạo thêm động lực cho quá trình tái cơ cấu. Đến nay, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt đã được áp dụng để giải ngân trên 970 triệu đồng hỗ trợ phát triển cây cam, bưởi, bí xanh. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống được áp dụng cho xóm Đình (xã Phú Lai) để hỗ trợ phát triển nghề nấu rượu làng Đình. Huyện cũng chú trọng áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án để hỗ trợ giống, vật tư, phân bón phục vụ sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thống kê từ năm 2013 đến nay, bình quân mỗi năm toàn huyện chuyển đổi trên 109 ha cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như mía, bí xanh, cây dược liệu...

Trong lĩnh vực chăn nuôi, bằng nhiều cách huy động nguồn lực, huyện Yên Thủy đã triển khai các mô hình hiệu quả như: nuôi lợn bản địa với quy mô 10-30 con/lứa, đến nay đã hỗ trợ cho người dân trên 1.500 con lợn giống; mô hình nuôi dê tập trung quy mô 15-20 con/đàn, đã hỗ trợ người dân trên 500 con giống; mô hình nuôi ngan lai 2.000 con; mô hình nuôi gà lấy thịt 2.300 con; mô hình nuôi ong lấy mật trên 100 đàn... Đây chính là những điểm nổi bật cho thấy diện mạo ngành nông nghiệp huyện Yên Thủy đã có nhiều khởi sắc ngay trong 5 năm đầu thực hiện tái cơ cấu.

Theo đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy,để thúc đẩy ngành nông nghiệp địa phương phát triển bền vững, UBND huyện đã chỉ đạo nhiều giải pháp, trong đó, quan trọng hàng đầu là nâng cao hiệu quả công tác dồn điền, đổi thửa, tạo nền tảng thuận lợi để thực hiện tích tụ ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2013 đến nay, Yên Thủy đã thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa tại 6 xã: Ngọc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết, Yên Lạc, Lạc Lương, Hữu Lợi với tổng diện tích gần 1.355 ha của 21.908 thửa đất, sau khi dồn đổi còn 7.931 thửa, trung bình mỗi hộ còn khoảng 1-3 thửa (trước đó, các hộ có trung bình 8-12 thửa, cá biệt có những hộ có 24 thửa). Với kết quả này, huyện đã khắc phục được đáng kể tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm khoảng 61%, hình thành nên những thửa ruộng có diện tích tập trung đảm bảo tiêu chí "cánh đồng lớn”.

Trên diện tích đã dồn đổi, huyện Yên Thủy chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng theo quy hoạch NTM được duyệt, tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng mức độ cơ giới hoá, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác tưới tiêu, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, từ đó nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho nông dân, thuận lợi cho việc quản lý. Theo đánh giá của UBND huyện: Nhờ thành công bước đầu trong công tác dồn điền, đổi thửa, huyện Yên Thủy có nền tảng thuận lợi để tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và nâng cao giá trị. Trong 5 năm qua, các hình thức tổ chức sản xuất đã thay đổi phù hợp với điều kiện phát triển của sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện đã chuyển đổi 3 HTX, thành lập mới 10 HTX, 17 tổ hợp tác. Cùng với đó, sức hút đầu tư vào nông nghiệp được cải thiện đáng kể. Đã có nhiều doanh nghiệp ngoài huyện đầu tư vào nông nghiệp, bước đầu đem lại hiệu quả như Công ty TNHH Tân Lộc Phát, Công ty Solavina, Công ty mía đường Việt-Đài...

Các xã sau khi tích tụ ruộng đất thành công đang thu hút được các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi, điển hình như: Dự án "Chuỗi sản xuất cà gai leo tại xã Yên Trị” thực hiện trên 20 ha của HTX Ninh Hòa xã Yên Trị; Dự án "Chuỗi sản xuất bí xanh tại xã Đoàn Kết” thực hiện trên 15 ha tại xóm Nam Bình; Dự án "Liên kết sản xuất - tiêu thụ dưa leo thương phẩm” quy mô 30 ha tại 3 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết, Bảo Hiệu; Dự án "Liên kết tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn tiêu chuẩn VietGAP” quy mô 30 ha tại 2 xã Ngọc Lương và Bảo Hiệu... Đây chính là những diễn biến đầy thuyết phục cho thấy huyện Yên Thủy đã đi đúng hướng và sẽ tiếp tục bám sát định hướng này trong những năm tiếp theo: tích tụ ruộng đất để tạo ra nhiều giá trị bền vững cho sản xuất nông nghiệp.

Thu Trang

Các tin khác


Nhu cầu tiêu thụ điện tăng dẫn đến tăng chỉ số công tơ điện

(HBĐT) - Trong tháng 5, 6 vừa qua nhiều khách hàng sử dụng điện. Đồng thời, người tiêu dùng ở một số địa phương trong tỉnh có thắc mắc và phản ánh về việc chỉ số công tơ điện tăng dẫn đến tiền điện thanh toán đội lên. Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình để trả lời khách hàng và làm rõ hơn vấn đề này.

Phó Thủ tướng họp triển khai các giải pháp ổn định thị trường thịt lợn

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp nhằm ổn định thị trường thịt lợn.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình gửi thư khen Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa gửi thư khen Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do có thành tích xuất sắc trong việc phát hiện và bắt giữ 100 bánh cocain.

Cao Phong trồng được 95ha rừng mới

(HBĐT) - Tính đến trung tuần tháng 8, huyện Cao Phong đã thực hiện trồng 95ha rừng mới, trong đó các hộ dân tự trồng 25ha, trồng cây phân tán quy đổi bằng 20,6ha và cây ăn quả có múi thân cao dài ngày 49,4ha, đạt 63,3% so với kế hoạch, bằng 111,76% tiến độ thực hiện so với cùng kỳ.

350 hộ tham gia phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất tiêu thụ cam Cao Phong theo hướng nâng cao chứng nhận chất lượng và quản lý thương hiệu, huyện Cao Phong đã tăng cường công tác chỉ đạo, tập trung xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Sơn sử dụng vốn vay hiệu quả

(HBĐT) - Những năm qua, Hội CCB huyện Lạc Sơn tổ chức thực hiện hiệu quả việc ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi này, nhiều hội viên CCB đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục