(HBĐT) - Chúng tôi đến gặp những hộ dân trồng cam tại đội Tây Phong vào thời gian nước vừa ráo được ít ngày thì trời tiếp tục đổ mưa lớn do ảnh hưởng cơn bão số 4.


Gia đình ông Lưu Văn Thái, đội Tây Phong mất trắng 180 gốc cam đang chuẩn bị cho thu hoạch

Nước đã rút một phần lớn, đất trồng cam vẫn bở nhão nhoét. Cả khu đất trồng cam trở thành ao rộng mấy nghìn mét. Nước ở nhiều khu vực trồng cam vẫn ngập trên bắp chân, cam chết héo rũ. Anh Lưu Văn Thái dẫn chúng tôi đi khảo sát vườn hoang tàn, cam bắt đầu chết rũ  xót xa: ở đây có 4 hộ diện tích trồng cam khoảng 2 ha, đều bị ảnh hưởng do ngập nước. Có nhà mất trắng toàn bộ, nhà mất tới 80-90%. Cam ngập nước từ hôm mùng 1, tới nay là hơn 1 tháng rồi. Bây giờ chỉ cần trời hửng lên, thì cam ngập tự chết, lá không rơi, bộ rễ hỏng tự chết thôi. Nước ngập sâu tới lưng nhà, có chỗ ngập từ 2-3 m, ngập lút cả ngọn cây. Những cây còn xanh như ngày cơ bản là chết, vì thối mất bộ rễ rồi còn đâu. Bao nhiêu vốn liếng vay ngân hàng đầu tư, công chăm sóc, trông coi giờ trắng tay, nợ nần"

Nhìn cam héo rũ, chết đứng, quả rụng la liệt, quả dưới đất đã bắt đầu ủng rữa, quả vẫn còn vương trên cây, chỉ trận gió lay đã lả tả rụng xuống nước, bùn nhão, lòng như xót muối. Tổng diện tích coi như mất trắng không thể khắc phục được của 4 gia đình khoảng 1 ha, mỗi nhà mất ngót ngét cả tỷ đồng. Nhà anh Thái 5.000 m2, thì mất 4.000 m2, mất trắng 180 cây cam năm thứ 3-4 chuẩn bị cho thu trong năm nay, ước thiệt hại chưa tính công chăm cũng lên tới 400 triệu đồng. Cùng chung cảnh ngộ với gia đình anh Thái, các hộ Bùi Thị Nhung, diện tích bị ngập 1300 m 2, thiệt hại 100 triệu đồng. Bà Tống Thị Hà, bị ngập 4.500 m2, thiệt hại 260 triệu đồng. Ông Lê Hữu Xuân bị ngập 2.600 m2, thiệt hại 130 triệu đồng. Càng xót xa hơn khi diện tích cam ngập và chết là diện tích  đã thu được 1 năm hoặc bắt đầu cho bói thu ở vụ cuối năm nay.

Không chỉ xót của vì tài sản vốn liếng đầu tư cho cam giờ nợ nần, khốn khó, mà các hộ trồng cam nhận khoán luôn bị đè nặng tâm lý " bị bỏ rơi, không được cứu” dù đã cố gắng xoay sở. Anh Thái bức xúc: Tôi trồng cam tới 30 năm nay, được hai chu kỳ cam rồi, chưa bao giờ vườn cam thành ao như thế này đâu. Đây và khu đất trũng, mưa to nước các khu đồi dồn về nhiều, năm nào cam cũng ngập, tôi phải huy động đến 7-8 máy bơm để chống úng. Nhưng năm nay, mưa lớn nước ngập kinh quá. Đường mương thoát nước không làm được. Chỉ cần khơi thông 50 m mương thoát nước thì đâu đến nỗi. Không có chỗ thoát, nước trong vườn cam tự rút dần, trởi mưa thì lại đầy lên. Nhìn cam ngập mà chẳng biết làm sao?


Dù nước đã rút nhưng vườn cam của bà Tống Thị Hà ở đội Tây Phong vẫn còn ngập úng


Cam bị ngập nhiều ngày chết rũ phải bỏ đi

Hiện người dân bức xúc cho rằng: Công ty TNHH MTV Nông sản Cao Phong chỉ biết thu sản, không có trách nhiệm với hộ nhận khoán. Các hộ nhận khoán cho rằng: Từ nhiều năm nay, người dân đã tự khắc phục bỏ tiền huy động máy bơm chống úng cho cam. Là đất nhận khoán của nông trường Cao Phong nay là Công ty MTV Nông sản Cao Phong, các hộ dân nộp sản đầy đủ, nhưng Công ty không hề hỗ trợ cho sản xuất mỗi khi bị úng. Năm 2016, Công ty MTV Nông sản Cao Phong đưa lô 32, chu kỳ 2 vào trồng cam mà không làm đường mương thoát nước. Đầu tháng 7, sau cơn bão số 3, mưa lớn gây ngập úng diện tích cam của nhiều hộ nhận khoán đội Tây Phong, gần tháng trời cam ngâm trong nước chết ráo, lá bắt đầu héo rũ, quả còn trên cây, đã chết bộ dễ không thể khắc phục. Chị Tống Thị Hà, một trong 4 hộ dân có cam chết do ngập nước, nhận khoán của Công ty cho biết: Cũng trong đội Tây Phong cũng 20 hộ bị ngập nước tương tự với diện tích 10 ha bị thiệt hại, nhiều hộ trắng tay, tính ra thiệt hại lên tới cả chục tỷ đồng.

LC


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục