(HBĐT) - Từ việc vận động các hộ tham gia ủng hộ quỹ "Vì người nghèo” để mua bò sinh sản cho hộ nghèo nuôi, tính từ năm 2010 đến nay, bằng cách làm này đã có nhiều gia đình ở xã Phong Phú (Tân Lạc) từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững...


Sau khi quay vòng bò giống, hiện nay, gia đình bà Bùi Thị Mạy ở xóm Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn còn 3 con bò đang chuẩn bị sinh sản.

Ai cũng có thể tham gia

Gia đình bà Bùi Thị Mạy ở xóm Lồ là hộ đầu tiên được nhận bò sinh sản theo chương trình "Mua bò sinh sản cho hộ nghèo nuôi” từ năm 2010 do xã phát động. Từ con bò đầu tiên, đến nay đã phát triển lên 11 con. Trong đó, 7 con được chuyển cho các hộ nghèo trong xóm, gia đình bà còn được 4 con.

Đáng mừng là từ con bò do gia đình bà Mạy nuôi, sau năm đầu tiên sinh sản bê con, chăm sóc trong 1 tuổi đã được quay vòng, giao cho hộ nghèo khác trong xã nuôi. Cứ như vậy, số bò được giao cho các hộ nghèo ngày càng nhiều lên. Trong 8 năm qua, riêng gia đình bà Mạy đã được hưởng lợi 7 con bò. Bà đã bán 4 con để trang trải cuộc sống. Hiện trong chuồng của gia đình bà vẫn còn 3 con bò mẹ. Trong đó, 2 con đang có chửa. Như vậy, tính đến cuối năm 2018, đàn bò của gia đình bà Mạy tiếp tục được phát triển. Nhờ vậy, những năm qua, đời sống gia đình bà đã vợi bớt khó khăn, từng bước ổn định và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Bạo, Chủ tịch UB MTTQ xã Phong Phú cho biết: Để thiết thực triển khai đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05/CT-TW gắn với cuộc vận động "Ngày vì người nghèo” do UBT.ư MTTQ Việt Nam phát động, MTTQ xã đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Đảng uỷ và phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức thành viên, các ngành, đoàn thể xã tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, gia đình hưởng ứng cuộc vận động "Ngày vì người nghèo”. Theo đó, vận động mỗi gia đình ủng hộ 25.000 đồng/năm vào quỹ "Vì người nghèo” của xã. Với mức đóng góp này, ai cũng có thể tham gia. Đáng nói, trong đó có cả những hộ cận nghèo, thậm chí là hộ nghèo cũng nhiệt tình hưởng ứng, chủ động tham gia quyên góp. Từ số tiền vận động được, MTTQ xã dùng để mua bò giống sinh sản đưa về cho hộ nghèo nuôi. Với cách làm này, tính từ năm 2010 đến nay, MTTQ xã đã mua được 8 con trâu, bò giao về 8 hộ nghèo ở 8/9 xóm của xã nuôi. Từ số trâu, bò này sau khi sinh sản đã có hàng chục hộ nghèo ở các xóm được nhận nuôi.

Lành lại những chiếc lá

Trong những năm qua, không chỉ gia đình bà Bùi Thị Mạy được hưởng lợi từ chương trình nuôi bò sinh sản quay vòng do MTTQ xã Phong Phú triển khai thực hiện đã đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều chiếc lá rách đã được làm lành lại. Gia đình bà Bùi Thị Em ở xóm Lầm từ một con bò sinh sản được giao ban đầu, sau khi quay vòng giao con bê con đầu tiên cho hộ nghèo khác trong xóm nuôi, đến nay, gia đình bà vẫn còn 4 con. Gia đình ông Bùi Văn Tý ở xóm Mận từ con bò ban đầu cũng đã phát triển lên thành 3 con...

Theo đồng chí Bùi Văn Bạo, Chủ tịch UB MTTQ, tính đến nay, tất cả các xóm có hộ nghèo được giao bò sinh sản nuôi theo hình thức quay vòng đều đã chuyển được lứa con bê con đầu tiên khi chăm sóc tròn 1 năm tuổi cho các hộ nghèo khác trong xóm nuôi. Hiện đã có 19 hộ của xã được giao bò sinh sản để chăm nuôi. Trong đó, xóm chuyển được nhiều nhất là 4 hộ, xóm chuyển được ít nhất là 1 hộ. Từ 8 con bò sinh sản được mua từ nguồn quỹ Vì người nghèo do MTTQ xã vận động hàng năm, tính đến tháng 8/2018, tổng số đã được phát triển lên 34 con, trong đó có 32 con bò và 2 con trâu. Điều đáng nói, sau khi giao bò sinh sản về các hộ nghèo chăn nuôi, MTTQ xã đều phối hợp với cán bộ thú y viên tổ chức hướng dẫn các hộ quy trình, kỹ thuật chăm sóc, cách phòng tránh bệnh và chống rét khi nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, sau khi lựa chọn hộ gia đình để giao con giống về chăm sóc, xã giao cho lực lượng đoàn viên thanh niên, dân quân xã tổ chức giúp các hộ làm chuồng trại chắc chắn. Trong quá trình nuôi, chẳng may con giống bị chết do nguyên nhân khách quan thì hộ gia đình đó sẽ được hỗ trợ lại.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục