(HBĐT) - Xác định tầm quan trọng của Nghị quyết T.ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết tam nông), huyện Lạc Thuỷ đã coi trọng tuyên truyền, học tập, quán triệt, thể chế hóa triển khai thực hiện nghị quyết. Nhờ thực hiện nghị quyết đã mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương, thể hiện rõ nét ở đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao. Hiện nay, huyện Lạc Thuỷ đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng, bền vững, gắn với xây dựng NTM.

Mô hình nuôi dê của gia đình ông Nguyễn Văn Nhàn, thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) cho thu nhập 80-100 triệu đồng/năm.

Hộ ông Nguyễn Văn Nhàn ở thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm bắt đầu nuôi dê cách đây 7 năm. Ban đầu chỉ nuôi vài con, đến nay, tổng đàn của gia đình ông trên 60 con, cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng /năm.

Nuôi dê không phải là hướng đi mới nhưng đang được huyện Lạc Thuỷ phát triển rộng khắp bởi hiệu quả kinh tế cao. Đến nay tổng đàn dê của huyện đạt trên 8.000 con. Huyện đang từng bước xây dựng thương hiệu dê núi Lạc Thuỷ vào năm 2019.

Có thể nói, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết tam nông, huyện Lạc Thuỷ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, kinh tế nông thôn phát triển khá. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 34, 6 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 15,83%, hàng năm giảm từ 2-3%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản đạt bình quân 9,9%/năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt trên 600 tỷ đồng /năm. Cây ăn quả phát triển khá, đặc biệt là cây ăn quả có múi với diện tích 996 ha, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, đang dần hình thành vùng sản xuất tập trung. Bước đầu hình thành nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất như: trồng cam thu nhập trên 400 triệu /ha, bưởi Diễn thu nhập trên 250 triệu /ha; trồng mía, chuối hàng hoá, thanh long, bí xanh thu nhập trên 150 triệu /ha. Năm 2017, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm Cam Lạc Thuỷ. Năm 2018, huyện xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đối với các nông sản chủ lực là gà Lạc Thuỷ, dê Lạc Thuỷ.

Bước vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, từ xuất phát điểm thấp, số tiêu chí bình quân năm 2010 đạt 4, 92 tiêu chí/xã. Đến nay, số tiêu chí bình quân đạt 15, 69 tiêu chí/xã, được tỉnh đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong xây dựng NTM. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM. Trong xây dựng NTM, kết cấu KT -XH nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển. Giao thông đảm bảo đi lại thông suốt, đường xã cứng hoá đạt 94,5%; các công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân;. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới. Toàn huyện có 24/35 trường học đạt chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất văn hóa mỗi năm được đầu tư xây dựng, nâng cấp đảm bảo các tiêu chí xây dựng NTM.

Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ Quách Tất Liêm khẳng định: Kết quả đó là tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai mạnh mẽ, năng suất, chất lượng, giá trị nhiều loại nông sản tăng khá, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển. Chương trình xây dựng NTM gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đô thị hóa được triển khai thực hiện quyết liệt, bộ mặt nông thôn Lạc Thuỷ ngày càng khởi sắc.

Huyện Lạc Thuỷ đã xây dựng đề án phấn đấu về đích huyện NTM vào năm 2021. Để đạt được mục tiêu trên, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động sâu rộng đến cán bộ, nhân dân để nâng cao nhận thức mới về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa đầu tư, huy động, lồng ghép các nguồn vốn để tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hóa, mạng lưới chợ, hệ thống điện nông thôn, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn. ưu tiên đối với các nhóm xã đăng ký đạt chuẩn sớm, xã khó khăn, các vùng sản xuất tập trung để đạt chuẩn tiêu chí theo lộ trình, đảm bảo tiết kiệm kinh phí đầu tư, thiết thực, bền vững, tạo cảnh quan môi trường văn minh, xanh, sạch, đẹp. Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại, đổi mới phương thức hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác trên các lĩnh vực, mở rộng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ.

 


                                                                Đinh Thắng

 


Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục