Theo đánh giá của Bộ Công thương, thời gian qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng cả về số lượng và giá trị, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để xuất khẩu lúa gạo bền vững và hiệu quả.


Đóng bao sản phẩm gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực Sông Hậu (TP Cần Thơ). Ảnh: VŨ SINH

Chuyển hướng xuất khẩu

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 2,13 tỷ USD, năm 2017, xuất khẩu gạo đạt 5,82 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2016, trị giá đạt hơn 2,63 tỷ USD, tăng 22%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 452,6 USD/tấn, tăng 0,8%, tương đương mức tăng 3,7 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016. Bước sang năm 2018, tăng trưởng tiếp tục được duy trì, chỉ tính đến ngày 15-9-2018, xuất khẩu gạo đạt 4,73 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, trị giá đạt 2,38 tỷ USD, tăng 24,8%. Giá FOB xuất khẩu bình quân đạt khoảng 503,3 USD/tấn, tăng 62,4 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Một trong những yếu tố quan trọng để gạo Việt Nam "chinh phục” được người tiêu dùng khó tính "xứ người” một phần là do cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng dần gạo trắng chất lượng trung bình và cao, gạo thơm, đồng thời giảm dần gạo trắng chất lượng thấp. Tám tháng đầu năm 2018, gạo trắng chất lượng thấp chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 2,07% tổng lượng gạo xuất khẩu, trong khi gạo trắng chất lượng cao và trung bình chiếm tổng cộng 42,46%, gạo thơm chiếm tới 33,24% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Với việc mạnh dạn đưa sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm vào thị trường yêu cầu chất lượng cao, nghiêm ngặt, đã giúp sản phẩm gạo của Việt Nam từng bước xuất khẩu khắp thế giới, với gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đang tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước Mỹ la-tinh, Trung Đông... Bộ Công thương dự báo lượng gạo xuất khẩu năm nay có thể lên đến hơn sáu triệu tấn, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do tình hình thương mại toàn cầu, nhất là thương mại gạo vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường. Mặt hàng gạo là mặt hàng nhạy cảm, được nhiều nước chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường rất cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được phần lớn người tiêu dùng cuối cùng tại các nước nhập khẩu biết đến. Vì vậy xuất khẩu gạo vẫn chưa thật sự bền vững.

Giải pháp để xuất khẩu bền vững

Nhằm tạo động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh thương mại, thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho nông dân, nhất là xây dựng, củng cố thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới, ngày 3-7-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng; tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu; tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường.

Hơn một năm sau, ngày 15-8-2018, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, và có hiệu lực từ 1-10-2018, thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4-11-2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Với nhiều điểm mới trong quản lý của Bộ Công thương, của Chính phủ về lĩnh vực này, góp phần giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho thương nhân, giải phóng gạo hàng hóa cho nông dân. Nghị định 107/2018/NĐ-CP cũng tạo thuận lợi và khuyến khích đầu tư sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, góp phần thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo.

Về phía Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan, trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Quyết định, Nghị định mới ban hành, tùy theo chức năng đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp cho phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo. Tựu trung, các giải pháp được chia thành ba nhóm. Một là, nhóm giải pháp tác động vào phía cung, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất lúa gạo, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và ổn định chất lượng gạo xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong sản xuất, chế biến lúa gạo; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến sâu, bảo quản lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch.

Hai là, nhóm giải pháp tác động vào phía cầu, gồm các giải pháp đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định, tăng cường quan hệ hợp tác thương mại gạo cả theo kênh Chính phủ và doanh nghiệp; đa dạng và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.

Ba là, nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu, kết nối giữa cung và cầu, gồm các giải pháp nhằm cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.

TheoNhanDan

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục