(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có đa dạng sản phẩm nông nghiệp mang đặc sản vùng miền, được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng như hồng bì, mật ong xã Dân Hòa, Dân Hạ; miến dong xã Phú Minh; lúa tẻ thơm, gà thả đồi, cá sông Đà xã Hợp Thịnh; lợn thịt bản địa xã Độc Lập… Tuy nhiên, huyện chưa có sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý hay nhãn hiệu tập thể. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm được quan tâm, tăng cường nhiều hơn kể từ đầu năm đến nay, khi triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020.


 

Sản phẩm miến dong an toàn do HTX Tiến Phú, xã Phú Minh sản xuất là 1 trong 30 sản phẩm tiêu biểu đưa vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm của huyện Kỳ Sơn.

 

Theo kết quả điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu phục vụ xây dựng Đề án "Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm”, toàn huyện có 30 sản phẩm thế mạnh, thuộc 5 nhóm sản phẩm, trong đó 22 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 1 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, 4 sản phẩm thuộc nhóm thảo dược, 2 sản phẩm thuộc nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí và 1 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch nông thôn. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm là trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Về chủ thể sản xuất, có 41 tổ chức, cá nhân đang sản xuất sản phẩm địa phương, gồm 1 công ty TNHH, 6 HTX, 27 tổ hợp tác, 7 hộ sản xuất – kinh doanh. 41 chủ thể sản xuất đều có trình độ thủ công, chưa có chủ thể trình độ công nghệ tự động hóa, cơ khí. Tổng cộng có 3.243 người tham gia lao động sản xuất tại các chủ thể sản xuất.

Đồng chí Đỗ Thị Loan, Phó phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Đây là những sản phẩm có số lượng lớn, tiềm năng về thị trường, tỷ lệ người dân tham gia sản xuất nhiều, tận dụng được điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường. Thực trạng hiện nay là các sản phẩm chưa được đăng ký sở hữu trí tuệ và chưa công bố chất lượng sản phẩm. Về tổ chức kinh tế, quy mô vốn, nhà xưởng, thiết bị của các HTX, tổ hợp tác nhỏ, diện tích sản xuất tập trung chưa lớn, sản lượng ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nhiều đơn vị chưa mạnh dạn trong đầu tư vốn, công nghệ phát triển sản xuất, chế biến.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực là vấn đề đang được huyện Kỳ Sơn thúc đẩy, bắt đầu từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Huyện đã khởi động Chương trình với việc tổ chức hội nghị quán triệt đến cán bộ các phòng, ban, ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn và các cá nhân, đơn vị tham gia. Phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020 và kiện toàn Ban chỉ đạo, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Cũng theo đồng chí Đỗ Thị Loan, Phó phòng NN&PTNT, bắt đầu từ quý I/2019, Phòng NN&PTNT - cơ quan được giao chủ trì sẽ phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các đơn vị có liên quan triển khai, giám sát thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Công tác tuyên truyền về Chương trình được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên hàng năm. Mặt khác, triển khai hỗ trợ hướng dẫn các xã, đơn vị thông tin về những quy định trong quản lý các điểm giới thiệu và bán sản phẩm, hướng dẫn hoạt động tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm liên quan đến lĩnh vực thực phẩm, dược liệu, đăng ký bảo hộ Bộ nhận diện nhãn hiệu sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, quản lý nhãn hiệu sản phẩm thuộc Chương trình.

Huyện phấn đấu kết thúc giai đoạn sẽ tiêu chuẩn hóa ít nhất 25% sản phẩm hiện có của địa phương (khoảng 10 sản phẩm). Đồng thời, củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với HTX và doanh nghiệp. Triển khai xây dựng hệ thống trung tâm, cửa hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực ở các địa phương có điều kiện tốt về giao thương, du lịch. Từ đó góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân.

Thu Hằng


Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục