(HBĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 25/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo đó có khá nhiều điểm mới có lợi cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Thông tư số 25/2019 của NHNN vừa ban hành gồm 5 điều sửa đổi, bổ sung 7 điều khoản của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN. Cụ thể, sửa đổi đối tượng khách hàng vay vốn để phù hợp với quy định tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP. Theo đó, khách hàng vay vốn gồm cá nhân và pháp nhân; trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn.

Trước đây, Thông tư số 10/2015/ TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 1 lần đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với nhiều rủi ro, vì vậy, chưa thực sự tạo điều kiện cho khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất. Thông tư số 25 đã sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng không hạn chế số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Cụ thể, thứ nhất, sửa đổi đối tượng khách hàng vay vốn để phù hợp với quy định tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ. Với sửa đổi này, khách hàng vay vốn gồm cá nhân và pháp nhân; trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn.

Thứ hai, trước đây, Thông tư số 10/2015/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 1 lần đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với nhiều rủi ro và có thể liên tiếp xảy ra. Vì vậy chưa thực sự tạo điều kiện cho khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất. Thông tư số 25/2018/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung quy định trên theo hướng không hạn chế số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Thời gian cơ cấu lại được hưởng chính sách này phù hợp với chu kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng nhưng tổng thời gian cơ cấu lại không vượt quá thời hạn cho vay vốn ban đầu theo hợp đồng tín dụng đã ký nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian khôi phục sản xuất. Thông tư cũng quy định tổ chức tín dụng phải kiểm tra, giám sát trong hệ thống về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để đảm bảo phản ánh đúng tình trạng của các khoản nợ.

Thứ ba, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN đã bổ sung quy định hướng dẫn thời gian ân hạn đối với khách hàng vay để trồng, chăm sóc, tái canh cây lâu năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời gian ân hạn gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm. Thời gian ân hạn là khoảng thời gian tính từ khi tổ chức tín dụng bắt đầu giải ngân vốn vay đến khi khách hàng bắt đầu trả nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Quy định này phù hợp với thực tế của các cây trồng lâu năm, đặc biệt là các cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...

Thứ tư, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục đề nghị khoanh nợ trong trường hợp: khách hàng gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc khách hàng là tổ chức đầu mối chuỗi liên kết, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP.

Thứ năm, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải ban hành hướng dẫn trong hệ thống việc triển khai cho vay liên kết và hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị khoanh nợ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vôn.

Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Thông tư số 25 của NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2018 sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Hồng Trung


Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục