(HBĐT) - Dự án "Cải thiện nông nghiệp có tưới” (WB7) do Bộ NN& PTNT làm cơ quan chủ quản, được triển khai thực hiện tại 7 tỉnh, trong đó có Hòa Bình. Bắt đầu từ năm 2014, đến cuối năm 2018, các hợp phần thuộc dự án đã được tỉnh ta thực hiện hiệu quả, đảm bảo tốt tiến độ. Dự kiến trong 2 năm còn lại (2019 - 2020), tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra, kết thúc dự án với những thành quả đáng ghi nhận.


 

Thực hiện Dự án WB7, mô hình CSA sản xuất cam chất lượng cao tại xã Bắc Phong (Cao Phong) đã hoàn thành phần xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống nông nghiệp tưới thông minh đang được HTX Hà Phong tiếp nhận, quản lý và thực hành tốt.

 

Dự án WB7 được triển khai thực hiện từ năm 2014 - 2020, tại 7 tỉnh gồm: Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Giang và Hòa Bình. Dự án có tổng mức đầu tư 4.431 tỷ đồng (trong đó vốn ODA 3.798 tỷ đồng vay từ Ngân hàng Thế giới WB; vốn đối ứng T.Ư 464,2 tỷ đồng; vốn đối ứng địa phương 168,8 tỷ đồng). Dự án hỗ trợ cải thiện sản xuất nông nghiệp có tưới tại một số tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi.

Trong khuôn khổ Dự án WB7, tỉnh ta đã thực hiện dự án thành phần do Bộ NN&PTNT phê duyệt với tổng mức đầu tư 538,271 tỷ đồng, trong đó, vốn vay WB 450,970 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng. Theo Sở NN&PTNT – chủ đầu tư dự án thành phần: Lũy kế vốn được cấp từ đầu dự án đến tháng 11/2018 khoảng 175 tỷ đồng. Đến cuối năm 2018, giá trị giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn. Nhìn chung, tiến độ thực hiện các hợp phần đều cơ bản đáp ứng tiến độ chung theo kế hoạch toàn dự án. Cụ thể, có 4 hợp phần được triển khai, gồm: Hỗ trợ cải thiện quản lý tưới; Nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống tưới; Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu - CSA; Quản lý dự án và giám sát, đánh giá.

Trong 4 hợp phần thuộc Dự án WB7, có hợp phần 2 hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống tưới, bao gồm nâng cấp các trạm bơm (bơm thủy luân và bơm điện) và nâng cấp các công trình thủy lợi. Đến cuối năm 2018, tỉnh đã hoàn thành cơ bản và bàn giao đưa vào sử dụng 5/5 gói thầu về sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm. Hiện, nhà thầu đang triển khai thi công 4/6 gói thầu về sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Riêng về tiến độ hợp phần 3 - hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu - CSA. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng các mô hình CSA đã được báo cáo WB, CPO và Bộ NN&PTNT để bổ sung khối lượng xây lắp vào các hợp đồng thi công xây dựng công trình. Đến nay đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng 2/6 mô hình, gồm 1 mô hình CSA sản xuất cam chất lượng cao tại thị trấn Cao Phong và 1 mô hình tại xã Bắc Phong (huyện Cao Phong). Đối với 4 mô hình còn lại, Sở NN&PTNT đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời tích cực hỗ trợ các HTX về quy trình, kỹ thuật sản xuất để sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng thành công các mô hình CSA.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Đến tháng 7/2018, Sở NN&PTNT đã phê duyệt kế hoạch thực hiện nhân rộng các mô hình CSA. Theo đó, mô hình nhân rộng chính được xây dựng trên 2.670 ha, bao gồm 2.000 ha cây có múi (40 mô hình), 200 ha rau (11 mô hình), 100 ha chè (1 mô hình), 100 ha nhãn (1 mô hình) và 270 ha lúa (8 mô hình). Mô hình nhân rộng đại trà sẽ được thực hiện trên tổng diện tích 1.600 ha, gồm 1.100 ha cây có múi, 100 ha rau và 400 ha lúa. Đây đều là các loại cây trồng chủ lực của tỉnh, mặc dù đã khẳng định được ưu thế nhưng rất cần được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến - nhất là công nghệ tưới thông minh để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và khả năng thích ứng biến đổi khí hậu.

Tiếp tục thực hiện Dự án WB7, trong 2 năm 2019 - 2020, tỉnh sẽ chú trọng triển khai các hoạt động chính như: Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống tưới thông minh; hỗ trợ các HTX trực tiếp thực hiện mô hình CSA về quy trình kỹ thuật, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; tập huấn chuyển giao kỹ thuật và đào tạo nâng cao năng lực cho nông dân… Thông qua các hoạt động đó, tỉnh dự kiến sẽ thiết lập 5 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm; thu hút khoảng 1.140 hộ nông dân tham gia các mô hình CSA; tỷ lệ nông dân nâng cao kiến thức về CSA đạt 100% và áp dụng vào sản xuất đạt 70% hộ tham gia; giảm công tưới và công lao động trong các khâu canh tác, mức độ tiết kiệm tưới đạt 50%; tiết kiệm 20-30% phân bón vô cơ nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật mới; năng suất, chất lượng, giá bán dự kiến tăng 10%; sản lượng và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích nông nghiệp có tưới tăng khoảng 20%... Chắc chắn, những kết quả đạt được khi thực hiện Dự án WB7 sẽ giúp ngành nông nghiệp ứng dụng hiệu quả công nghệ tưới thông mình vào sản xuất, tạo ra những thành quả mới trong quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

Thu Trang

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục