(HBĐT) - Dường như cũng hân hoan đón Tết như con người, những vùng cam bạt ngàn trải khắp huyện Cao Phong đang đồng loạt khoác lên mình tấm áo tươi mới mà mùa xuân ban tặng. Sức sống căng tràn khắp nơi. Trên những nẻo đường uốn quanh đồi cam ngập nắng, nếu hít thật sâu sẽ cảm nhận hơi thở ấm áp của đất trời, báo hiệu một năm mới an yên, hạnh phúc.


Trong dịp Tết Nguyên đán, du khách đến với Cao Phong đều tìm mua cam, quýt các loại để làm quà cho gia đình. 

Với trên 1.300 ha cam thời kỳ kinh doanh, ước sản lượng cả niên vụ 2018 - 2019 của toàn huyện sẽ đạt trên 35 nghìn tấn. Đến thời điểm này đã thu hoạch trên 50% sản lượng toàn niên vụ với các giống cam, quýt chín sớm và chính vụ như: CS1, Xã Đoài, quýt Ôn Châu… Còn lại chủ yếu là cam V2 và đường Canh – hai giống cam trồng được trồng rải vụ, thường cho thu hoạch từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 5 năm sau. Đây cũng là hai đặc sản nổi bật nhất của cả vùng cam Cao Phong trong dịp Tết Nguyên đán. 

Càng những ngày giáp Tết, càng có nhiều người háo hức tìm đến đây để mua sản vật tuyệt vời mang thương hiệu cam Cao Phong. Đây là nông sản đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này của tỉnh được cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Từ tháng 11/2014 đến nay, hơn 4 năm cam Cao Phong mang trên mình sứ mệnh lớn lao của thương hiệu nông sản mạnh nhất, đặc trưng nhất của tỉnh Hòa Bình. Với chất lượng không trộn lẫn với bất cứ loại cam nào, cam Cao Phong tạo thành sức hút lớn cho cả vùng Cao Phong trong những ngày giáp Tết. Được mùa và giá thành khá ổn định, năm nay cây cam tiếp tục mang tới nguồn thu tốt cho người trồng cam huyện Cao Phong. 

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Hiện nay, toàn huyện có trên 3.000 ha cây ăn quả có múi, trong đó, riêng cam, quýt các loại diện tích khoảng 2.600 ha. Nhìn chung, đây là diện tích đã thực hiện theo đúng quy hoạch của UBND tỉnh. Trong thời gian tới, huyện sẽ quyết liệt thực hiện chủ trương không mở rộng diện tích trồng cam ở những vùng ngoài quy hoạch. Các xã, thị trấn cũng quán triệt nghiêm túc chủ trương này để đôn đốc, vận động nhân dân thực hiện tốt. Thay vì mở rộng diện tích, người trồng cam sẽ tích cực bám sát lộ trình phát triển bền vững hơn, ưu việt hơn cho loại cây đặc sản của mình: Sản xuất theo quy trình VietGAP nhằm nâng cao chất lượng cam Cao Phong. 

Là tổ chức tiên phong trên lộ trình sản xuất cam Cao Phong đạt chất lượng VietGAP, đến nay, Hội trồng cam thị trấn Cao Phong đã thu hút gần 100 hội viên tham gia, với tổng diện tích trên 200 ha hoàn toàn được áp dụng theo quy trình sản xuất cam VietGAP, góp phần nâng tổng diện tích trồng cam VietGAP của toàn huyện lên khoảng 800 ha. Cùng với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, Hội khuyến khích hội viên dán tem truy xuất nguồn gốc để chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình, đảm bảo từng quả cam khi được đưa ra thị trường đều có thể truy xuất nguồn gốc.

Ngay sau khi cắt những quả cam đạt chất lượng VietGAP tròn căng, trĩu trịt trên cành, anh Nguyễn Đức Thủy (khu 3 – thị trấn Cao Phong) và các hộ trồng cam lân cận sơ chế, phân loại, dán tem truy xuất nguồn gốc lên từng quả, rồi cẩn thận đóng vào những chiếc hộp có in sẵn thương hiệu cam Cao Phong. Anh Thủy cho biết, gia đình anh cũng như các hộ trồng cam khi thống nhất áp dụng quy trình VietGAP đều tin tưởng rằng, đây là cách hữu hiệu để kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo khi đến với người tiêu dùng, quả cam Cao Phong luôn có chất lượng tốt nhất.

Đây cũng là cách mà người trồng cam huyện Cao Phong đang bảo vệ và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình. Bản thân họ luôn nhận thức rất rõ giá trị sản phẩm và trân trọng những điều tốt đẹp mà cam Cao Phong đã mang tới cho họ. 
 

  Thu Trang


Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục