(HBĐT) - Với các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh đi vào thực chất, tỉnh Hòa Bình đang sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và dư địa, tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các doanh nghiệp đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH của tỉnh. 

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016, UBND tỉnh đã trao giấy chứng nhận đầu tư và ký bản ghi nhớ cho 22 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh đã có những cam kết cải thiện môi trường kinh doanh và tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc. Dù số vốn đầu tư không lớn, nhưng đến nay đã có 19 dự án đang triển khai, ghi nhận sự cam kết của tỉnh đối với nhà đầu tư, những nỗ lực của chính quyền các cấp trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án trong suốt những năm qua. Đặc biệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, thủ tục hành chính, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án bảo đảm tiến độ đề ra. Ngay từ năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã có 9 cam kết hỗ trợ nhà đầu tư và chỉ đạo các ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện. Năm 2017, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Trong các năm 2016, 2017, 2018, trung bình mỗi năm tỉnh thu hút thêm 60 - 70 dự án đầu tư. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.800 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 36.000 tỷ đồng; có 546 dự án đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, trong đó có 38 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 702 triệu USD; 508 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 67.000 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào sản xuất - kinh doanh chiếm gần 50%, hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 440 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 28.100 người, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội cho tỉnh.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2018 đã thành công tốt đẹp kể cả về quy mô, công tác tổ chức cũng như đạt được mục tiêu quảng bá, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, các lĩnh vực, công trình, dự án trọng điểm kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 9 nhà đầu tư thực hiện 9 dự án và ký Bản ghi nhớ đầu tư với 15 nhà đầu tư, thực hiện 19 dự án trên địa bàn tỉnh với mức đầu tư lên tới 94.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 4 tỷ USD. Trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như: Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông (giai đoạn 2) do Công ty CP nước sạch sông Đà làm chủ đầu tư (CĐT) với tổng vốn dự án trên 5.700 tỷ đồng; dự án Nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử do Công ty TNHH Meiko Electronics làm CĐT với tổng vốn 4.600 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch Xuân Mai tại tỉnh Hòa Bình do Công ty CP nước Aqua One làm CĐT với tổng vốn trên 3.000 tỷ đồng; dự án Quần thể du lịch sinh thái văn hóa Thiên Cung Đại Việt do Công ty CP du lịch Đại Việt làm CĐT với tổng vốn trên 625 tỷ đồng; dự án Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa do Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn làm CĐT với tổng vốn trên 475 tỷ đồng...

Nhiều nhà đầu tư chiến lược như Tập đoàn FLC, Vincom… đã nghiên cứu, khảo sát, triển khai các dự án đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh có dư địa phát triển của tỉnh. Riêng Tập đoàn FLC đang khảo sát nghiên cứu 5 dự án đô thị, du lịch, sinh thái, sân golf, nông nghiệp tại một số địa phương với số vốn dự tính 36.000 tỷ đồng...

Là 1 trong 10 tỉnh nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hòa Bình đang đứng trước những cơ hội bứt phá vươn lên mạnh mẽ khi kết cấu hạ tầng đang được đầu tư, tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình đưa vào khai thác, rút ngắn thời gian di chuyển tới trung tâm Hà Nội còn 1 giờ xe chạy; điều kiện tự nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa tốt đẹp còn lưu giữ, là cơ hội để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, đô thị sinh thái cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là lợi thế đặc thù để thu hút đầu tư của tỉnh.

Tuy nhiên, tỉnh cũng xác định, đặt trong bối cảnh khu vực, tỉnh ta còn khó khăn về điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư, để giải quyết cần rất nhiều nguồn lực và thời gian. Để tạo những lợi thế thu hút các nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh xác định cải thiện môi trường kinh doanh.

Năm 2018, Tỉnh ủy đã phân công lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng chỉ đạo 6 dự án đầu tư trọng điểm và 11 dự án đang nghiên cứu khảo sát đầu tư. Trong đó có các dự án: Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy) vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất thiết bị điện năng lượng mặt trời tại huyện Lạc Thủy vốn đầu tư 2.100 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái tâm linh tại xã Phú Lão (Lạc Thủy), vốn đầu tư 3.122 tỷ đồng; dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng gồm hệ thống cáp treo, sân golf và các công trình vui chơi giải trí tại hồ Hòa Bình, vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng; dự án khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao, tổ hợp thương mại dịch vụ và các dự án của Tập đoàn FLC tại thành phố Hòa Bình và huyện Yên Thủy vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng…

Khắc phục những bất lợi, tập trung hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng, lợi thế và dư địa phát triển, tỉnh Hòa Bình đang mở cửa giang rộng vòng tay chào đón các nhà đầu tư có năng lực, nhà đầu tư chiến lược phát triển các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp theo quy hoạch, xây dựng Hòa Bình là "ngôi nhà” nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của người dân Thủ đô Hà Nội và các địa phương lân cận; là nơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch, giá trị cao, đặc trưng để đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài nước; đồng thời phát triển các loại công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế bền vững.

                                                                                                     Lê Chung


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục