(HBĐT) - Sở NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, khả năng sẽ có đợt không khí lạnh, kèm theo hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa đá, giông, lốc xoáy. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh bùng phát gây hại trên các trà lúa.

Diện tích lúa vụ xuân trà sớm đang giai đoạn ôm đòng, trỗ bông, phần lớn diện tích lúa trong tỉnh sẽ trỗ bông tập trung từ ngày 5 - 10/5 tới. Hiện nay, toàn tỉnh đã có trên 105 ha lúa nhiễm đạo ôn lá; 5 ha nhiễm rầy. Diện tích này đang có xu hướng tăng nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, một số đối tượng sâu, bệnh hại khác như bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, sâu đục thân, chuột... đang phát sinh gây hại.

Để chủ động hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh gây ra từ nay đến cuối vụ, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở phân công nhiệm vụ, địa bàn cho từng cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã trong chỉ đạo sản xuất và phòng trừ sâu, bệnh hại lúa xuân. Phát huy tốt vai trò của đội ngũ nhân viên khuyến nông xã, các tổ dịch vụ BVTV xã trong việc tăng cường hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, điều tra, theo dõi diễn biến mật độ, tỷ lệ hại các đối tượng sâu, bệnh hại chính tại từng thời điểm để phát hiện các ổ dịch sâu bệnh và xử lý theo hướng dẫn của cơ quan BVTV.

Đối với tập đoàn rầy, khuyến cáo chỉ áp dụng phòng trừ rầy bằng biện pháp hóa học trên những thửa ruộng có mật độ rầy cao hơn 2000 con/m2; phun tập trung tại các ổ rầy, các ruộng nhiễm rầy, không phun thuốc tràn lan cả cánh đồng.

Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cần giữ đủ nước, dừng bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá. Sử dụng thuốc đặc trị xử lý ngay các ổ bệnh mới phát sinh, không để lây lan diện rộng.

Với những diện tích đã xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn cần giữ mực nước từ 3 - 5cm, tạm dừng bón phân đạm hay phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng; sử dụng một số loại thuốc hóa học để phòng trừ.

Những đối tượng khác như chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bọ xít dài, bệnh khô vằn cần chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tuyệt đối không để sâu, bệnh bùng phát thành dịch ảnh hưởng đến năng suất lúa...

P.V 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục