(HBĐT) - Với 61,73 điểm, tỉnh ta đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018, tăng 4 bậc so với năm 2017. So với năm trước, trong 10 chỉ số thành phần, tỉnh ta có 7 chỉ số tăng điểm gồm: Tính năng động của chính quyền tỉnh; tiếp cận đất đai; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; chi phí không chính thức. 3 chỉ số giảm điểm gồm: Chi phí gia nhập thị trường; tính minh bạch và đào tạo lao động.


Liên doanh Công ty TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Vsip) khảo sát đầu tư Khu công nghiệp Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 cho thấy, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, sự tiến bộ trong cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh.

Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018, tính năng động của lãnh đạo, bộ máy chính quyền đã được cải thiện nhiều. Các kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi gửi tới UBND tỉnh đều được giao các ngành xử lý. Những việc khó được lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Khoảng cách từ chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư của Trung ương và tỉnh đến việc làm của cán bộ, công chức liên quan hoạt động của doanh nghiệp và người dân, nhất là các lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng… đang được rút ngắn theo hướng chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thay vì quản lý. Tỉnh cũng đã có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, năm 2018, Tỉnh ủy đã phân công các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ các dự án trọng điểm nghiên cứu, khảo sát, triển khai đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và bước đầu tạo được hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung chỉ đạo các giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đưa vào khai thác tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; đẩy nhanh tiến độ những dự án giao thông trọng điểm như đường 435 (TP Hòa Bình - Bình Thanh - Thung Nai - Ngòi Hoa) và nhiều dự án hạ tầng quan trong khác, nâng cao sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như đô thị, sinh thái, công nghiệp, dịch vụ; đầu tư vào khu vực hồ Hoà Bình và các dự án tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Tuy nhiên, tỉnh cũng nghiêm túc đánh giá, kết quả cải thiện môi trường kinh doanh mới chỉ là bước đầu. So sánh với các tỉnh trong khu vực lân cận, sức hấp dẫn của tỉnh đối với các nhà đầu tư còn hạn chế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Sự phối hợp giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) còn mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Định hướng đầu tư, lĩnh vực thu hút đầu tư chưa rõ nét. Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư còn hạn chế. Cơ chế doanh nghiệp tự thỏa thuận trong đền bù giải phóng mặt bằng còn khó khăn là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới dự án kéo dài nhiều năm không triển khai được...

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang quyết liệt đổi mới, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất và hiệu quả, không giao việc chung chung mà giao việc cụ thể gắn trách với trách nhiệm người đứng đầu,tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh lành mạnh. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 02/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó yêu cầu các sở, ban, ngành phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của đơn vị mình.

Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công vụ. Tập trung cải cách hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh hoặc yêu cầu giấy tờ, thủ tục trái quy định của pháp luật. Rà soát, điều chỉnh lại quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết các TTHC cho doanh nghiệp, hạn chế doanh nghiệp phải thực hiện tuần tự thủ tục hành chính. Thực hiện công khai, minh bạch các TTHC, nâng cao năng lực, trách nhiệm của thực thi công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định mới về điều kiện kinh doanh; các quy định về cắt, giảm danh mục mặt hàng và cải cách TTHC về kiểm tra chuyên ngành. Xây dựng và tổ chức kế hoạch thực hiện cung cấp ít nhất 30% dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở cấp độ 4. Đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Yêu cầu tất cả các trường học, bệnh viện, công ty điện lực, công ty cấp nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn TP Hòa Bình và các thị trấn; khuyến khích các đơn vị ở nông thôn phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ. Tổ chức tiếp xúc, đối thoại với nhà đầu tư và doanh nghiệp, kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai các dự án và việc chấp hành pháp luật của các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, xử lý dứt điểm kịp thời.

L.C

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục