(HBĐT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ... có lợi thế của từng địa phương. Theo đó, khi thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần phát triển nông nghiệp hàng hóa từ quy mô sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị và có lợi thế ở địa phương. Đó là mục tiêu của huyện Kim Bôi trong thực hiện Chương trình OCOP.
Sản phẩm cam đường Canh Thung Rếch của HTX NN&TM Mường Động, xã Tú Sơn (Kim Bôi) được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận.
Trên cơ sở các phiếu đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 của các HTX, cơ sở sản xuất và các hộ, UBND huyện Kim Bôi đã tổ chức xét chọn 14 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 thuộc 3 nhóm hàng, gồm: nhóm hàng thực phẩm có 9 sản phẩm; nhóm hàng đồ uống 3 sản phẩm; nhóm hàng thảo dược 2 sản phẩm. Cụ thể: sản phẩm nhãn Sơn Thủy của HTX DVNN Sơn Thủy, xã Sơn Thủy; sản phẩm mật ong Thượng Tiến của HTX DVNN Thượng Tiến, xã Thượng Tiến; sản phẩm hạt dổi Nuông Dăm của hộ ông Đinh Công Kiếng, xã Nuông Dăm; sản phẩm trà xạ mộc hương và thuốc nam của HTX DVNN Thượng Bì, xã Thượng Bì; sản phẩm tinh dầu sả của HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Tiến; sản phẩm cam, quýt, chanh, bưởi hữu cơ, mứt sấy hữu cơ, mật ong, chanh đào hữu cơ của nông trại hữu cơ Linh Dũng, xã Vĩnh Tiến; sản phẩm rau an toàn của HTX DVNN và sản xuất rau an toàn thôn Bãi Xe, xã Nam Thượng; sản phẩm rượu xứ Mường của HTX DVNN Mường Động, xã Nam Thượng; sản phẩm bưởi Diễn Bắc Sơn của 3 hộ xã Bắc Sơn; sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình Mường Động của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình Mường Động, xã Đông Bắc; sản phẩm cam đường Canh Thung Rếch của HTX NN&TM Mường Động, xã Tú Sơn. Đó là những sản phẩm có tính độc đáo, quy mô sản xuất lớn để tiếp cận với thị trường. Huyện cũng đã và đang tiếp tục lựa chọn các sản phẩm đặc sản, đặc trưng để đầu tư nâng cao chất lượng, xây dựng nhãn hiệu. Bên cạnh đó, huyện tích cực tham gia trưng bày giới thiệu một số sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh được người tiêu dùng đón nhận.
Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: OCOP là một chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong thúc đẩy sản xuất, phát triển hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp. Để đẩy nhanh Chương trình OCOP, trên cơ sở các danh mục sản phẩm được phê duyệt, huyện tổ chức thu thập thông tin và nhu cầu, đề xuất giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại; quảng bá, giới thiệu sản phẩm Chương trình OCOP có tiềm năng; tạo cơ hội để người sản xuất nắm bắt thị hiếu khách hàng, phát triển sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong khai thác lợi thế Chương trình OCOP phục vụ phát triển kinh tế nông thôn. Huyện cũng chỉ đạo mỗi địa phương cần nắm bắt cơ hội và tổ chức lại sản xuất, gắn sản xuất với thị trường, tạo thêm sản phẩm Chương trình OCOP có giá trị cao về kinh tế, xã hội, văn hóa... làm tiền đề trong quy hoạch, chiến lược phát triển trên cơ sở lợi thế, thế mạnh vùng, miền... Lộ trình năm 2020, huyện sẽ bố trí ngân sách để triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và các doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình OCOP như xây dựng mẫu mã, bao bì, xây dựng các điểm giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP. Từ đó sẽ góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất mới cho người dân, hướng đến việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.
(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.
(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.
(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.