(HBĐT) - Ngày 1/11, tại TP Hoà Bình, Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), Sở Công Thương tỉnh tổ chức Hội nghị Kết nối các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP khu vực miền Bắc năm 2019.



Đại diện Sở Công Thương các tỉnh phía Bắc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Chương trình đã triển khai thực hiện và đạt được kết quả bước đầu tích cực. Vùng nông thôn cả nước hiện có trên 6.000 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, trong đó có 3.126 doanh nghiệp tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm, gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm-nội thất-trang trí, du lịch-dịch vụ nông thôn.

Trong khuôn khổ chương trình hội nghị đã quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, phát triển làng nghề đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP, sản phẩm lợi thế của các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng thời, tạo diễn đàn để các doanh nghiệp, đơn vị chia sẻ khó khăn trong quá trình sản xuất sản phẩm OCOP; các chuyên gia tư vấn trực tiếp về kinh nghiệm xây dựng, phát triển thương hiệu cho các đặc sản và hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các doanh nghiệp được tư vấn, hỗ trợ về giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu thụ.

Tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương các tỉnh phía Bắc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác; doanh nghiệp phân phối sản phẩm, hệ thống siêu thị ký biên bản ghi nhớ giao thương với hộ sản xuất, HTX để đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối, tiêu thụ phục vụ người dân cả nước và từng bước hướng tới thị trường nước ngoài. 

Bùi Minh

Các tin khác


Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục