(HBĐT) - Con đường dẫn về xã Nam Sơn - nay là xã Vân Sơn (Tân Lạc) những ngày cuối năm nườm nượp xe hàng đầy ắp quýt cổ được tư thương vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Không khí hồ hởi thu hoạch quả ở các nhà vườn dường như xua tan giá lạnh ở nơi có độ cao khoảng 1.000 m so với mặt nước biển. Một số chủ vườn quýt phấn khởi cho biết: "Năm nay được mùa, được giá nên Tết này đầm ấm và sung túc rồi”.  



Người dân xã Nam Sơn - nay là xã Vân Sơn (Tân Lạc) phấn khởi vì quýt cổ được mùa, được giá. 

Ghé thăm vườn quýt cổ của gia đình chị Ngần Thị Quế ở xóm Tớn Trong, một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển mô hình quýt cổ. Qua tìm hiểu được biết, diện tích vườn của gia đình chị Quế đã được mở rộng lên khoảng 2 ha, trong đó 50% diện tích trong thời kỳ kinh doanh. Niên vụ 2019, gia đình chị xuất ra thị trường khoảng 6 tấn quả, giá bình quân đạt khoảng 20.000 - 22.000 đồng/kg, tổng thu ước đạt khoảng 100 triệu đồng. Tư thương chủ yếu đến từ các tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, TP Hà Nội...

Chia sẻ với chúng tôi, chị Quế cho biết: "Năm nay, vườn quýt cổ của gia đình được mùa, được giá. Nếu như năm ngoái giống cây chủ lực là quýt ngọt chỉ bán được 17.000 đồng/kg thì năm nay có thể bán giá 25.000 - 27.000 đồng/kg. Các giống quýt dẹt bánh xe, quýt chua, quýt hôi cũng có giá bình quân xấp xỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Sản lượng năm 2019 đạt khoảng 6 tấn, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn thu nhập từ quýt giúp gia đình có điều kiện tích lũy để xây dựng nhà, cho con cái học hành đầy đủ”.

Bắt đầu phục tráng giống quýt cổ Nam Sơn từ năm 2005, tuy nhiên, phải đến năm 2014 - 2015, người dân trên địa bàn xã mới có điều kiện cải tạo và mở rộng quy mô vườn. Theo thống kê, toàn xã đã phát triển diện tích lên 105 ha, trong đó khoảng 25 ha đang cho thu hoạch, bao gồm các giống quýt cổ, quýt ngọt, quýt dẹt bánh xe và quýt hôi. Đây là giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương và được xác định là cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay, 100% hộ dân trên địa bàn xã tận dụng diện tích đất vườn để trồng quýt cổ. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi diện tích đất trồng màu sang trồng quýt cổ với mong muốn nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo thống kê niên vụ năm 2019, sản lượng quýt cổ toàn xã đạt khoảng 250 tấn, tăng 100 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giống quýt ngọt có giá thành cao nhất, đạt 25.000 đồng/kg, các giống khác có giá bình quân 20.000 đồng/kg.

Bên cạnh việc phát triển và mở rộng diện tích trồng quýt cổ, các hộ dân làm du lịch homestay tại xóm Chiến còn tổ chức cho du khách trải nghiệm các hoạt động chăm sóc cây, thu hái quả và thưởng thức ngay tại vườn. Qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá giống cây ăn quả đặc sản của địa phương, tăng cường hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng thu hút khách du lịch.

Đồng chí Đinh Văn Lừng, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: "Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà vườn trên địa bàn xã đã cơ bản thu hoạch xong. Bà con nhân dân rất phấn khởi vì sản lượng và giá thành niện vụ 2019 đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) trao văn bằng công nhận nhãn hiệu tập thể "Quýt Nam Sơn - Tân Lạc” đã giúp sản phẩm của địa phương được quảng bá rộng rãi tại các thị trường trong nước. Trong thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền nhân dân tích cực trồng, chăm sóc và áp dụng hiệu quả KHKT vào quá trình sản xuất. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục phát huy hiệu quả cây trồng chủ lực tại địa phương, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển KT - XH.

Đức Anh

Các tin khác


Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục