(HBĐT) - Với việc đảm nhận những khâu dịch vụ: Tổ chức sản xuất và cung ứng tập trung các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của thành viên và khách hàng không phải thành viên, hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)... đã giúp người dân tiếp cận với nguồn vật tư nông nghiệp chất lượng, giá thành sản phẩm hợp lý, đảm bảo năng suất, sản lượng cây trồng.


Nông dân HTX Ngọc Lương (Yên Thủy) đảm bảo giống gieo trồng vụ xuân theo khung thời vụ.

Gia đình bà Bùi Thị Vui, xóm Dương 1, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có 4 ha đất sản xuất, vụ xuân này chủ yếu trồng ngô và lạc theo hình thức xen canh. Đến thời điểm này, gia đình bà Vui đã mua trên 10 kg ngô giống và khoảng 6 tạ phân NPK Lâm Thao từ HTX cho sản xuất. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình bà Vui đã làm đất và xuống giống ngô, lạc đảm bảo gieo trồng đúng khung thời vụ.

HTXNN xã Ngọc Lương có 13 thành viên, hoạt động từ năm 2014 theo Luật HTX năm 2012. HTX có tổng diện tích canh tác trên 520 ha. Những năm qua, HTX đã mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ. HTX có các ngành nghề chủ yếu như: Cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, vật tư, phân bón các loại, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hoạt động dịch vụ sau thu hoạch, đào tạo nghề nông nghiệp... Năm 2018, HTX được hỗ trợ 600 triệu đồng xây dựng cửa hàng vật tư nông nghiệp cung ứng các dịch vụ cho hộ xã viên và cộng đồng. Bên cạnh loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp truyền thống, những năm gần đây, Hội đồng quản trị HTX có nhiều cố gắng trong việc điều hành SX-KD, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và nông dân. Theo đó, HTX đã đấu nối với các doanh nghiệp cung ứng giống cây trồng và bao tiêu sản phẩm cho xã viên; xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Doanh thu của HTX năm sau cao hơn năm trước. Năm 2019, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều thành viên. Vụ xuân 2020, trên cơ sở đăng ký giống của nhân dân, HTX thực hiện cung ứng phân bón và giống ngô cho kế hoạch trồng 200 ha, 10 ha lúa, riêng diện tích lạc, các hộ tự sản xuất giống.

Đối với HTX gà đồi Hương Nhượng (Lạc Sơn), thực hiện phương án "mua chung, dùng chung, bán chung" để giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận. Hàng năm, các hộ gia đình và HTX cung cấp cho thị trường hơn 40 tấn gà thịt, 30.000 con gà giống, 180.000 quả trứng. Đặc biệt, sản phẩm gà thịt đóng túi hút chân không của HTX cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao. Chị Quách Thị Hòa, Giám đốc HTX cho biết: Hiện nay, các hộ thành viên tập trung dọn vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại để chuẩn bị lấy giống gà mới tái đàn. Theo đăng ký của các hộ thành viên HTX và nông dân trên địa bàn, tới đây, HTX sẽ cung ứng trên 30.000 con giống đảm bảo chất lượng với 2 giống chính là gà ri Lạc Sơn và gà ri lai. HTX chịu trách nhiệm cung ứng con giống tận nơi, thuốc thú y, tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại và đầu ra cho sản phẩm theo chuỗi liên kết.

Theo thống kê, trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, toàn tỉnh có 248 HTX, gồm 245 HTX và 3 chi nhánh HTX hoạt động, với khoảng 4.960 thành viên và 19.245 lao động thường xuyên, 1 HTX có từ 18 - 25 thành viên. Các mặt hàng của HTX đa dạng, trong đó, tập trung vào các loại nông sản chủ lực của địa phương như: rau an toàn, cây có múi, cá sông Đà, cây dược liệu, gà đồi... Đa số HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt (khoảng 95%). Các HTX vừa tổ chức cung ứng dịch vụ đầu vào, kỹ thuật và đầu ra cho thành viên. Một số HTX đã tổ chức chế biến sản phẩm cho thành viên. Năm 2019, doanh thu bình quân 1 HTX đạt khoảng 1.352 triệu đồng, lợi nhuận bình quân 284 triệu đồng/ HTX, thu nhập bình quân lao động đạt 3,77 triệu đồng/người/tháng.

Đinh Thắng


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục