Sáng 13/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về công tác chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, trong đó mức độ thiệt hại đối với cộng đồng doanh nghiệp rất nặng nề, nhất là các ngành du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống… Không chỉ các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp Nhà nước mà cả doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần sớm có sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía các cấp, các ngành và sự vươn lên của bản thân doanh nghiệp để kích thích tăng trưởng, giải quyết việc làm.

Đánh giá cao những gói hỗ trợ tăng trưởng của các bộ, ngành, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ phía các địa phương, Thủ tướng cho rằng tiếp theo cần có một hội nghị với doanh nghiệp toàn quốc để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp, đồng thời giám sát, kiểm tra, đáng giá hiệu quả của các gói hỗ trợ, qua đó kịp thời hoàn thiện các giải pháp phù hợp và hoàn thiện hơn; xử lý, giải quyết cụ thể các vấn đề, khó khăn từ các loại hình doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để khắc phục các bất cập, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhiệm vụ thứ hai rất quan trọng đối với Chính phủ là bảo vệ lực lượng sản xuất, trước hết là các loại hình doanh nghiệp để kinh tế không bị đổ gãy. Đặc biệt, cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn, khắc phục sự chậm trễ, cửa quyền, rườm rà, phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển.

Thủ tướng cũng yêu cầu tháo gỡ, sửa đổi những cơ chế đang "ràng buộc, gây khó" cho doanh nghiệp phát triển; từ đó có thêm những dòng vốn mới đầu tư vào Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh, mặt trận thứ nhất là "chống dịch như chống giặc”, mọi người dân là chiến sĩ trên mặt trận đó. Cùng với đó là mặt trận thứ hai: phát triển kinh tế, trong đó, doanh nghiệp, doanh nhân là chiến sĩ. Chính vì vậy, việc tổ chức hội nghị để phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19 với chủ đề hướng vào tái khởi động nền kinh tế sau dịch là rất cần thiết.

Thủ tướng yêu cầu tại hội nghị cần có báo cáo về tình hình doanh nghiệp hiện nay và các định hướng lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, giữ nhịp độ phát triển.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục