Phiên giao dịch đầu tuần 13-4 VN-index tăng gần 8 điểm. Nhiều cổ phiếu hàng không bứt phá, nhận về hàng nghìn tỉ đồng vốn hóa, bất chấp gánh nặng do COVID-19.


Sân bay Tân Sơn Nhất vắng vẻ trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh: Q.A

Mặc dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa được khống chế hoàn toàn, đồng thời hàng không là một trong những ngành bị thiệt hại lớn, tuy nhiên phiên giao dịch 13-4 vẫn chứng kiến nhiều cổ phiếu nhóm hàng không tăng bứt phá.

Chốt phiên, mã cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần (CTCP) Hàng không Vietjet tăng đến 6,05%, lên giá 115.700 đồng. Điều này đã giúp VJC mang về hơn 3.457 tỉ đồng vốn hóa. 

Trong một quý vừa qua, với những tác động từ dịch bệnh, biến động giá của VJC đã giảm hơn 30.500 đồng/cổ phiếu (-20,85%). Song một tuần trở lại đây, giá cổ phiếu đã hồi phục 15,82%.

Trong ngày, cổ phiếu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã HVN) cũng tăng trần 6,8% lên mức giá 23.550 đồng/cổ phiếu, nhận về hơn hơn 2.127 tỉ vốn hóa. 

Trong vòng một quý, giữa áp lực từ dịch COVID-19, cổ phiếu HVN âm đến 27,76% giá trị. Song một tuần nay, mã cổ phiếu này tăng trở lại 22,02%.

Ngoài hàng không, phiên giao dịch đầu tuần cũng ghi nhận nỗ lực nâng đỡ thị trường từ nhiều mã khác, đặc biệt là ba cổ phiếu nhà Vingroup, trong đó cổ phiếu CTCP Vinhomes (VHM) tăng 0,3% lên giá 67.300 đồng, cổ phiếu Tập đoàn VINGROUP (VIC) tăng 1,05% lên giá 96.000 đồng, và cổ phiếu CTCP Vincom Retail (VRE) tăng trần 6,93% lên giá 25.450 đồng.

Dẫu vậy, thị trường cũng bị kìm hãm bởi hàng loạt mã. Đáng chú ý là sự "bốc hơi" vốn hóa của hai "ông lớn" ngành tiêu dùng là CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) và CTCP Tập đoàn Masan (MSN).

Hôm nay, cổ phiếu Vinamilk giảm 0,5% giá trị xuống còn 99.100 đồng, vốn hóa giảm hơn 870 tỉ đồng. Cổ phiếu Masan cũng rớt 3,49% xuống mức giá 58.100 đồng, khiến vốn hóa "bốc hơi" trên 2.454 tỉ đồng.

Song song đó, nhiều cổ phiếu khác cũng bị bán ra khá mạnh như cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), CTCP xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC)...

Chốt phiên giao dịch 13-4, VN-Index tăng thêm 7,85 điểm (+1,04%) lên mốc 765,79 điểm. Thanh khoản đạt hơn 4.276 tỉ đồng. Toàn sàn có 230 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 119 mã giảm giá. 

Rổ VN30 cũng tăng 10,63 điểm (+1,53%) lên 706,37 điểm. Giá trị giao dịch trong ngày đạt hơn 2.8.54 tỉ đồng. Rổ này có 21 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 5 mã giảm giá. 

Sàn HNX và rổ HNX30 tăng lần lượt 0,98 điểm (+0,92%) lên 107,16 điểm và 2,15 điểm (+1,08%) lên 202,37 điểm.

Theo Tuoitre.vn

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục