(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội Nông dân xã Yên Mông (TP Hòa Bình), chúng tôi đến tìm hiểu mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải, xóm Mỵ. Đây là người tiên phong nuôi giống "gà khổng lồ” trên địa bàn để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Bước đầu mô hình cho hiệu quả khả quan, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Yên Mông.


Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua tìm hiểu, biết đà điểu dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, trên địa bàn tỉnh có ít hộ nuôi, năm 2013, anh Hải đến Trạm Nghiên cứu chăn nuôi đà điểu Ba Vì học hỏi kinh nghiệm nuôi đà điểu. Nhận thấy đây là loài chim nuôi có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình, anh Hải liên kết cùng người em trai nuôi 100 con đà điểu sinh sản ở Thanh Thủy (Phú Thọ), cải tạo lại khu đất của gia đình ở xóm Mỵ, xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn nuôi đà điểu thương phẩm. Ban đầu, anh Hải đầu tư 20 con đà điểu giống về nuôi thử, tổng chi phí trên 40 triệu đồng, trong vòng 10 tháng xuất bán lãi 25 triệu đồng.

Sau 6 năm đầu tư nuôi đà điểu, đến nay, anh Hải gần như là một chuyên gia nuôi đà điểu. Anh Hải cho biết: đà điểu dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, là loại ăn tạp, nuôi đà điểu nhàn hơn nuôi lợn, bò. Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc..., là những loại thức ăn sẵn có, dễ trồng, dễ mua tại địa phương. Gia đình tôi cũng trồng cỏ voi để chủ động cung cấp thức ăn cho đà điểu. Sân được rải cát, vì đà điều có nguồn gốc từ sa mạc, thường xuyên tắm cát giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da. Đà điểu có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp. Tuy nhiên, đà điểu lại rất sợ tiếng ồn, nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Bên cạnh đó, đà điểu thích chạy nên sân phải có diện tích rộng, nền sân không cần lát gạch mà là nền cát, để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy. Tính đà điểu rất hiếu động, tò mò, chúng mổ bất cứ thứ gì thấy, dẫn đến tắc ruột và chết, vì vậy, cần nhặt sạch các dị vật trong chuồng nuôi.

Thời gian sinh trưởng của đà điểu thương phẩm từ 8-10 tháng, đạt trọng lượng từ 80 - 100 kg. Hiện nay, đà điểu có giá bán 90 – 110 nghìn đồng/kg hơi, 250 – 270 nghìn đồng/kg thịt. Đà điểu giống có giá bán 2,2 triệu đồng/con. Thị trường tiêu thụ ổn định trong, ngoài địa bàn. Với mỗi con đà điểu, nếu bán hơi người chăn nuôi lãi khoảng 4 triệu đồng, bán thịt lãi 5 triệu đồng. Hiện, tại cơ sở ở xã Yên Mông, anh Hải nuôi 50 con đà điểu thương phẩm đã đến kỳ xuất bán, 150 con đà điểu giống. Anh tập trung phát triển đà điểu sinh sản để sản xuất đà điểu giống nuôi thịt, cung cấp cho các hộ chăn nuôi tại địa phương. Khi đà điểu được 2 năm tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng, chu kỳ 1 con đẻ 40-45 quả trứng/năm. Anh Hải đã đầu tư máy ấp trứng để sản xuất con giống.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Hải luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong xã về kinh nghiệm chăn nuôi đà điểu. Để khuyến khích các hộ trong xã đầu tư nuôi đà điểu thương phẩm, anh hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y tới các hộ dân, bao tiêu đầu ra. Hiện có 5 hộ dân trong xã đang nuôi đà điểu thương phẩm. Đây thực sự là mô hình kinh tế có hiệu quả, sẽ được nhân rộng trên địa bàn xã trong thời gian tới.


Đinh Thắng

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục