(HBĐT) - Thời gian qua, UBND huyện Lạc Thủy tiếp tục chỉ đạo các địa phương tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, góp phần tăng giá trị sản xuất, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.


Hội viên phụ nữ xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước nâng cao thu nhập.

Tới thăm khu vườn trĩu quả của gia đình chị Bùi Thị Hường, hội viên chi hội phụ nữ thôn Đồng Thung, xã Phú Nghĩa có thể thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã đã, đang phát huy hiệu quả. Qua chia sẻ của chị Hường, khoảng gần chục năm trước, diện tích đất đồi của gia đình chỉ để trồng ngô và một số loại cây màu, tuy nhiên, năng suất, sản lượng đạt thấp. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động và sự tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương, chị quyết tâm vay vốn đầu tư cải tạo vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn cam là cây trồng chủ lực để nâng cao thu nhập. Chị tham gia lớp tập huấn về trồng cây có múi, được cán bộ chuyên môn hướng dẫn sâu về KHKT, cách phòng sâu bệnh, hỗ trợ, tư vấn trong lựa chọn giống cây, có thêm kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc tốt cho vườn cây ăn quả. Từ đó đến nay, sản phẩm cam của nhà vườn Chung Hường đã trở nên quen thuộc với nhiều người tiêu dùng địa phương và các tỉnh lân cận. Vườn cam VietGAP với tổng diện tích trên 2 ha đem lại cho gia đình chị Hường lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm.

Đồng chí Chu Thị Thúy Hường, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Nghĩa cho biết: Thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của huyện, xã, thời gian qua, Hội Phụ nữ xã đã tích cực vận động hội viên phụ nữ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. Đến nay, có khoảng 70% hộ hội viên thực hiện chuyển đổi cơ cấy cây trồng đạt hiệu quả, nhiều hộ hội viên có thu nhập khá.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, giai đoạn 2017-2020, toàn huyện đã chuyển đổi được 264,75 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo đó, với những đồng đất trồng lúa kém hiệu quả, huyện đưa giống lúa Bắc Hương 9 và một số giống thuần chất lượng cao vào sản xuất trên diện tích 120 ha. Với diện tích đất trồng cây cho năng suất thấp, huyện khuyến khích các địa phương chuyển đổi trồng ngô, rau các loại, chè và một số loại cây ăn quả. Cây ăn quả có múi như cam, bưởi đang dần khẳng định chất lượng, chỗ đứng trên thị trường. Hiện, diện tích cây ăn quả của huyện phát triển khá, ngày càng được mở rộng với tổng diện tích 1.208 ha. Trong đó, diện tích cam 710 ha, bưởi 392 ha, các loại cây ăn quả khác diện tích trên 106 ha, tổng diện tích cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP là 42 ha. Ngoài các diện tích cây công nghiệp và rau màu tiếp tục được duy trì ổn định, năm nay, huyện chuyển đổi 1,4 ha diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng dưa chuột bao tử, đồng thời hỗ trợ 95 triệu đồng cho các hộ trồng dưa đảm bảo phát triển sản xuất. 

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Giai đoạn 2017-2020, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp tại các địa phương trên địa bàn huyện được triển khai tích cực, phát huy hiệu quả. Các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ được hình thành và duy trì, đảm bảo bao tiêu nông sản cho nông dân. Việc ứng dụng KHCN vào canh tác được người dân quan tâm, đẩy mạnh, qua đó góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, điển hình như với 1 ha diện tích trồng cam đạt giá trị 400 triệu đồng, 1 ha bưởi có giá trị khoảng 250 triệu đồng.

Trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, để tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lạc Thủy ổn định diện tích cấy lúa khoảng 1.500 ha, diện tích ngô 1.000 ha; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 221 ha đất trồng lúa; cải tạo 173 ha vườn tạp, với kinh phí trên 4,3 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; kinh phí lập quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hỗ trợ xây dựng hạ tầng tưới tiêu để phục vụ sản xuất sau chuyển đổi cơ cấy cây trồng trên đất trồng lúa.

Thu Hằng

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục