(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm 2020, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19.


Agibank Chi nhánh Tân Lạc hỗ trợ tối đa cho khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Để chia sẻ cùng những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong thời gian qua, Agribank Hoà Bình đã bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước cũng như Agribank Việt Nam triển khai kịp thời, hiệu quả, thực chất hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Agribank Hòa Bình đã chỉ đạo các chi nhánh triển khai rà soát, nắm bắt, tổng hợp, đánh giá khả năng trả nợ và xây dựng phương án hỗ trợ khách hàng. Đối với nhóm khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, xuất khẩu…, là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh được Agribank Hòa Bình đặc biệt quan tâm. Qua đó, kịp thời áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay; miễn, giảm phí giao dịch ngân hàng điện tử; linh hoạt đối tượng đầu tư thay thế phù hợp; cân đối, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, cho vay mới, nhằm duy trì, ổn định SXKD của khách hàng. Đồng thời, đưa ra các giải pháp để tháo gỡ cho từng trường hợp khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch.

Sự hỗ trợ đáng kể của Agribank Hoà Bình tới khách hàng có thể kể đến như tại Công ty TNHH Hùng Vân Hòa Bình, chuyên cung cấp các mặt hàng dịch vụ hóa mỹ phẩm cho các đại lý trên địa bàn tỉnh. Ngay từ những ngày đầu thành lập năm 2012, công ty đã được tiếp cận với nguồn vốn vay của Agribank Hoà Bình. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hệ thống cửa hàng do công ty phân phối sản phẩm đều đóng cửa, 40 nhân viên công ty phải nghỉ việc luân phiên. Một lần nữa, Agribank Hoà Bình đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất để doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Trên địa bàn toàn tỉnh, thống kê tính đến hết tháng 5/2020, toàn tỉnh có 679 khách hàng đang vay vốn Agribank Hoà Bình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với tổng dư nợ 1.083 tỷ đồng. Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, các giải pháp đã được đề ra như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi tiền vay, giảm phí giao dịch ngân hàng điện tử, cân đối đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng.

Đặc biệt là việc hạ lãi suất cho vay đối với những khoản vay mới để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giúp doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. Đến nay, đã có 671 khách hàng trên địa bàn tỉnh được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhiều khách hàng được miễn, giảm lãi.

Theo ông Nguyễn Hữu Thắng, Phó Giám đốc Agribank Hòa Bình, thời gian qua, Agribank Hòa Bình đã liên tục duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng như bình thường, không để khách hàng bị gián đoạn các giao dịch tài chính. Song song với đó, ngân hàng chủ động tiếp cận, làm việc với khách hàng, tuyên truyền những cơ chế, chính sách của Chính phủ, của ngành.

Agibank Hòa Bình có giải pháp hỗ trợ tối đa, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng theo đúng quy định của ngành ngân hàng. Từ đó xác định công tác cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khách hàng, kịp thời hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định lại sản xuất theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh cũng như của Agribank Việt Nam.

Trong thời gian tới, Agribank Hòa Bình tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình SXKD, thực hiện rà soát các đối tượng khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đáp ứng đúng, đủ các điều kiện theo quy định, để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng, chung tay cùng với khách hàng vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Ðây cũng chính là giải pháp giúp Agribank Hòa Bình tiếp tục giữ vững danh hiệu là ngân hàng hỗ trợ đắc lực nhất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, cũng như hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ tín dụng trong năm 2020 như kế hoạch đã đặt ra.


Hồng Trung


Các tin khác


Thành phố Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Hoàn thành di chuyển hộ dân phục vụ chặn dòng hồ chứa nước Cánh Tạng đầu tháng 11/2023

(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.

Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục